xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tín nhiệm thấp có thể từ chức

TÔ HÀ - BÍCH PHƯỢNG

Người bị quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không đủ tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhận chức vụ

Chiều 6-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã cho ý kiến đối với tờ trình QH về Nghị quyết về quy trình, thủ tục, cách thức lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Lấy tín nhiệm định kỳ hằng năm

Theo dự thảo nghị quyết, 4 mức trên phiếu lấy tín nhiệm là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm trung bình”, “tín nhiệm thấp” và “chưa có ý kiến”. Về thời điểm tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, dự thảo đề nghị quy định việc lấy phiếu tín nhiệm cần được tiến hành định kỳ hằng năm theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4.

Người bị quá nửa tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” có thể xin từ chức nếu xét thấy bản thân không đủ tín nhiệm hoặc không đủ khả năng đảm nhận chức vụ. Cơ quan hoặc người đã giới thiệu để QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn việc bổ nhiệm có thể trình QH, HĐND xem xét, quyết định việc miễn nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm người đó để điều động sang vị trí công tác khác phù hợp hơn, đồng thời chủ động đề nghị cơ quan có thẩm quyền lựa chọn người để giới thiệu thay thế; trường hợp đã hết nhiệm kỳ thì không tiếp tục giới thiệu tái cử chức vụ đó nhiệm kỳ tiếp theo.

img
Theo ông Nguyễn Hạnh Phúc, bỏ phiếu tín nhiệm để làm cơ sở
cho việc miễn nhiệm chức vụ đối với người không còn được tín nhiệm. Ảnh: TTXVN

Đối với người có trên 2/3 tổng số đại biểu QH hoặc đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban TVQH, Thường trực HĐND trình QH, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm mà không cần chờ kết quả lấy phiếu tín nhiệm lần thứ hai; đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị nhân sự thay thế.

Đối với người 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số đại biểu QH hoặc đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban TVQH, Thường trực HĐND trình QH, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm.

Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho biết mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là để thăm dò mức độ tín nhiệm của cán bộ. Bỏ phiếu tín nhiệm là để thể hiện quan điểm có giữ cán bộ đó lại làm việc tiếp hay không, áp dụng đối với người không đủ mức tín nhiệm qua 2 lần lấy phiếu. “Việc bỏ phiếu tín nhiệm được xem là cơ sở cho việc miễn nhiệm chức vụ đối với người mà QH hoặc HĐND không còn tín nhiệm” - ông Phúc nhấn mạnh.

QH lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch QH, các Phó Chủ tịch QH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các ủy ban của QH, các thành viên khác của Ủy ban TVQH; Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án TAND Tối cao; Viện trưởng VKSND Tối cao; Tổng Kiểm toán Nhà nước (tổng số 49 người)... HĐND các cấp lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên Thường trực HĐND (2 - 3 người), trưởng các ban của HĐND (2 - 4 người); chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên của UBND (3-13 người)...

Tạo cơ hội để khắc phục

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban TVQH tập trung cho ý kiến về phạm vi, quy trình, thủ tục lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm cũng như việc sử dụng kết quả lấy phiếu để đánh giá tín nhiệm cán bộ.

Có ý kiến đề nghị chỉ nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm 2 lần trong một nhiệm kỳ của QH, HĐND vì thời gian một năm là quá ngắn, chưa đủ để người giữ chức vụ thể hiện được khả năng của mình. Hơn nữa, việc lấy phiếu đánh giá quá thường xuyên dễ tạo tâm lý “dĩ hòa vi quý”, khó có thể tạo ra những bước chuyển đột phá tích cực trong công việc.

Về việc xử lý kết quả lấy phiếu tín nhiệm, đa số ý kiến tán thành với quy định của dự thảo nghị quyết là gắn kết quả lấy phiếu với quy trình bỏ phiếu tín nhiệm nhằm bảo đảm cơ sở pháp lý chặt chẽ của việc sử dụng kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Theo đó, người mà 2 năm liên tiếp có trên 50% phiếu “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban TVQH sẽ trình QH, Thường trực HĐND sẽ trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Việc quy định 2 năm liên tiếp như vậy là hợp lý để người mà năm đầu tiên có tín nhiệm thấp có thời gian và cơ hội để cải tổ, khắc phục những yếu kém, bất cập trong công việc; nếu đến năm thứ hai mà vẫn không sửa chữa được thì mới bị đưa ra để xem xét “bỏ phiếu tín nhiệm”.
 
Đối với trường hợp ngay lần đầu tiên lấy phiếu mà mức độ tín nhiệm quá thấp (có trên 2/3 số phiếu “tín nhiệm thấp”) thì sẽ đưa ra để xem xét “bỏ phiếu tín nhiệm” ngay, không cần phải đợi kết quả lấy phiếu tín nhiệm năm tiếp theo.

Tăng cường vai trò của người dân trong phát triển thủ đô

Chiều cùng ngày, Ủy ban TVQH đã cho ý kiến về một số nội dung của dự án Luật Thủ đô.

Các thành viên Ủy ban TVQH đề nghị dự thảo cần bổ sung các điều khoản theo hướng tăng cường vai trò của người dân trong xây dựng và phát triển thủ đô, bên cạnh trách nhiệm của hệ thống các cơ quan Nhà nước đối với mọi lĩnh vực: văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường…
 
Các thành viên của Ủy ban TVQH cũng đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc tăng phí giao thông trên địa bàn thủ đô vì đây chỉ là giải pháp nhất thời để hạn chế các phương tiện giao thông cá nhân, không nên đưa vào luật.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo