xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tối thiểu phải tăng trưởng GDP 6,28%

Thế Dũng

Sẽ nới visa cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; GDP năm 2015 có thể đạt 6,4%-6,5% nếu khai thác dầu thô thêm 1 triệu tấn

Ngày 29-6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 trực tuyến với các địa phương nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) tháng 6 và 6 tháng đầu năm.

Cần nâng sản lượng khai thác dầu thô

Báo cáo tình hình KT-XH tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2015, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh cho biết điểm đặc biệt là tốc độ tăng GDP quý II ước đạt 6,44% (cao hơn mức tăng 6,08% của quý I và cao hơn mức tăng cùng kỳ 5 năm trước). Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng 6,28%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ 5 năm trước.

Song, ông Vinh cho biết tăng trưởng kinh tế khá cao vừa qua có phần đóng góp tích cực của khai thác dầu thô (hiện khai thác 8,38 triệu tấn; đạt gần 60% kế hoạch và cao hơn cùng kỳ năm trước 830.000 tấn). Vì vậy, nếu chỉ khai thác theo kế hoạch được giao (14,74 triệu tấn; thấp hơn năm 2014 đến 15,6 triệu tấn) thì sản lượng dầu thô 6 tháng cuối năm chỉ còn 6,4 triệu tấn.

“Điều này sẽ tác động rất lớn đến việc đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2015 là 6,2%. Vì thế, cần nâng sản lượng khai thác dầu thô năm 2015 lên 16 triệu tấn, tăng khoảng 400.000 tấn so với năm 2014” - ông Vinh nói.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết kế hoạch khai thác dầu thô năm 2015 được xây dựng vào tháng 9 năm 2014, khi giá dầu thế giới ở mức cao và hiện chỉ còn trên 50 USD/thùng nên ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2015 là 6,2%. Vì vậy, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khai thác 6 tháng đạt 56,8% kế hoạch.

“PVN có thể khai thác thêm 1 triệu tấn trong 6 tháng cuối năm, nâng sản lượng khai thác cả năm là 15,74 triệu tấn; cao hơn năm 2014 là 140.000 tấn. Thậm chí số lượng khai thác có thể tăng hơn 1 triệu tấn” - ông Hoàng quả quyết.

Chủ trì cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh: “Quốc tế kỳ vọng dự báo kinh tế Việt Nam năm 2015 là tích cực; kinh tế vĩ mô ổn định, vững chắc hơn; tăng trưởng kinh tế có thể cao hơn 6,28%. Băn khoăn của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh về dầu thô thì Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đã nói rất rõ có thể tăng thêm 1 triệu tấn”. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần chuyển động, quyết liệt các biện pháp để cố gắng tối thiểu cũng đạt tăng trưởng GDP 6,28% chứ không thể dừng ở 6,2%.

 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết sẽ công bố chỉ số cải cách hành chính trong tháng 7
Ảnh: Nhật Bắc
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết sẽ công bố chỉ số cải cách hành chính trong tháng 7 Ảnh: Nhật Bắc

 

“Các dự báo của chuyên gia khẳng định chúng ta hoàn toàn có lòng tin đạt mức tăng trưởng 6,4% mà không hề chủ quan. Bộ trưởng KH-ĐT đừng quá lo lắng” - Thủ tướng trấn an.

Đồng tình, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho rằng Bộ trưởng Công Thương khẳng định khai thác dầu thô tăng thêm 1 triệu tấn thì GDP cả năm 2015 có thể ở mức 6,4%-6,5%. Thủ tướng cho rằng nếu GDP đạt 6,4%-6,5% sẽ là thành công chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và tạo đà tăng trưởng trong nhiệm kỳ 5 năm tới.

Công bố sự hài lòng của người dân đối với bộ máy nhà nước

Sau phần báo cáo về KT-XH, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh trình bày báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 19/2015 ngày 12-3-2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong hai năm 2015-2016.

“Bộ trưởng đọc lại cả nghị quyết chứ nhiều lãnh đạo tỉnh không biết nghị quyết này là gì?” - Thủ tướng bày tỏ sự không hài lòng.

Ông Vinh nói Nghị quyết 19/2015 xác định mục tiêu trong hai năm tới là “tập trung cải thiện môi trường kinh doanh, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính... Cải cách toàn diện các quy định về điều kiện kinh doanh, về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng chuyển sang hậu kiểm”; phấn đấu các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh đạt và vượt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 6 vào năm 2015 và ASEAN 4 vào năm 2016.

Báo cáo về cải cách hành chính và công vụ trong 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết sẽ công bố chỉ số cải cách hành chính trong tháng 7; công bố chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân đối với bộ máy nhà nước vào tháng 10; cùng với đó sẽ đẩy mạnh thực hiện đề án cải cách chế độ công vụ; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, đất đai, xây dựng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng lĩnh vực thuế, hải quan dù được đánh giá có chuyển biến nhưng doanh nghiệp (DN) vẫn kêu khó nên cần đột phá mạnh vào việc loại bỏ giấy phép con và thủ tục hành chính, bảo đảm tinh thần cải cách.

Về vấn đề này, Thủ tướng phê bình: “Nghị quyết 19/2015 ban hành 3 tháng mà mới có hơn 10 bộ, ngành có chương trình cải cách, trong khi DN gặp khó khăn, tốn kém tiền bạc trong thủ tục, hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực thuế mà 90% nộp qua mạng thay vì mang bao tải tiền đi nộp thì đỡ khổ cho DN biết bao nhiêu thời gian, công sức, tiền bạc”.

Thủ tướng bày tỏ thất vọng: “Tôi nghe ta thán 1 vị thứ trưởng chỉ cần nhắc đến tên là các cơ quan lo sợ mỗi lần đưa văn bản lên. Nghe mà sốt ruột. Có quy định mà không chịu làm rồi viện lý do mắc họp, đi vắng, canh từng dấu phẩy, dấu chấm… Cải cách hành chính là phẩm chất, đạo đức, trách nhiệm cán bộ công chức”.

Dẫn ví dụ Bộ Tài chính ra 1 thông tư giảm được mấy chục giờ làm thủ tục cho DN, Thủ tướng đánh giá là rất hữu ích. Tuy nhiên, Thủ tướng không đồng tình với việc còn nợ tới 55 văn bản, trong đó có 12 nghị định, còn lại là thông tư. “Mô hình hợp tác công - tư (PPP) đã có mấy năm mà vẫn còn nợ 8 thông tư, TP HCM kêu khó về nghị định lựa chọn nhà đầu tư suốt thời gian qua cần tháo gỡ sớm. Rồi thủ tục, giấy phép “con” gây phiền hà thì bỏ hết để tạo điều kiện cho người dân, DN làm ăn. Sự nghiệp này là vì nhân dân mà nhân dân, DN không làm ăn tốt thì chúng ta chẳng có gì để đầu tư, ngân sách lo sao đủ” - Thủ tướng chia sẻ.

 

Cần nâng thời hạn nhập cảnh

Báo cáo trước Chính phủ, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đưa ra thực tế lo ngại là khách quốc tế đến Việt Nam tiếp tục giảm sút so với cùng kỳ năm trước, giảm 11,3%. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT cho rằng cần có những giải pháp mạnh mẽ, trong đó có vấn đề bỏ cấp visa thêm nhiều nước khác. Đồng thời, nghiên cứu nâng thời hạn nhập cảnh từ 15 ngày lên khoảng 3 tháng. “Không chỉ cải thiện visa cho khách du lịch mà cả visa cho nhà đầu tư nước ngoài. Không thể để mãi cảnh nhà đầu tư hàng triệu USD mà cứ vài ba tháng lại phải đi xin visa rất phiền hà và làm nản lòng họ” - ông Vinh thẳng thắn.

Thủ tướng lưu ý du lịch đã xác định vấn đề khó khăn từ sớm và đề ra giải pháp từ đầu năm nhưng chưa chuyển biến lớn, cần tập trung tháo gỡ.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo