xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tránh rót vốn kiểu “ném vào đâu, chết đó”

Thế Dũng - thế kha

Tiền bạc, tình cảm len vào tòa án thì công lý sẽ giảm đi

Thảo luận dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh (dự luật) tại phiên họp Quốc hội (QH) ngày 5-6, đại biểu (ĐB) Trần Du Lịch, Phó Đoàn ĐBQH TP HCM, nêu: “Luật cần quy định rõ nhà nước làm nhưng khi thị trường tự điều tiết được thì phải rút để dồn lực đầu tư vào lĩnh vực khác cần sự đầu tư của nhà nước hơn. Có như vậy mới tránh việc đầu tư theo kiểu “ném vào đâu, chết đó” như hiện nay”.

Theo Phó Đoàn ĐBQH Hà Nội - bà Nguyễn Thị Hồng Hà - có nội dung trong dự thảo còn bê nguyên văn nghị quyết nên chưa rõ trách nhiệm của người đại diện chủ sở hữu và quyết định thành lập doanh nghiệp (DN) nhà nước. ĐB Phùng Đức Tiến (Hà Nam) cho rằng dự luật phải quy định người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN phải bồi thường cho nhà nước những thiệt hại do quyết định hoặc phê duyệt đầu tư sai. ĐB Trần Văn (Cà Mau) nêu vừa qua xảy ra mất mát lớn vốn nhà nước tại không ít DN nhà nước mặc dù có nhiều quy định rõ về trách nhiệm cơ quan có liên quan, đại diện chủ sở hữu. Khi có chuyện xảy ra thì xem xét trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước, đại diện chủ sở hữu đều “vô can” dù trước đó có hàng chục cuộc kiểm tra, giám sát. “Luật ra đời phải bịt được lỗ hổng này” - ĐB Văn nói.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề nghị tăng quyền của Quốc hội trong giám sát vốn đầu tư nhà nước Ảnh: THẾ DŨNG

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) đề nghị tăng quyền của Quốc hội trong giám sát vốn đầu tư nhà nước
Ảnh: THẾ DŨNG

Cũng theo ĐB Trần Du Lịch, hiện vốn nhà nước đầu tư tại DN lên đến 1,3 triệu tỉ đồng nhưng như dự luật quy định thì vai trò của QH, Ủy ban Thường vụ QH còn rất mờ nhạt. Thậm chí, QH dường như đứng bên lề vấn đề cực kỳ lớn của đất nước.

Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia - ông Vũ Viết Ngoạn (Khánh Hòa) và ĐB Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cùng đề nghị tăng thêm quyền hạn của QH trong việc giám sát vốn đầu tư nhà nước. ĐB Hùng đề nghị việc giám sát hoạt động đầu tư vốn nhà nước vào DN cần đặt cơ chế, quyền giám sát của người dân thông qua hoạt động của QH và điều này đã quy định rõ trong Hiến pháp. Ngoài giám sát của QH, Ủy ban Thường vụ QH thì cũng cần quy định cụ thể cơ chế giám sát của các ủy ban của QH, Hội đồng Dân tộc.

l Cùng ngày, thảo luận tại QH về dự thảo Luật Tổ chức VKSND, ĐB Hồ Văn Năm, Viện trưởng VKSND tỉnh Đồng Nai, cho rằng cần tăng cường kiểm sát trong giai đoạn điều tra để bảo đảm việc điều tra đúng pháp luật, chống oan sai, làm cơ sở để truy tố. Bên cạnh đó, tránh tình trạng VKS yêu cầu CQĐT bổ sung chứng cứ, tài liệu nhưng CQĐT bảo lưu quan điểm nên VKS phải tự điều tra.

ĐB Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) thẳng thắn: “Chính trị, tiền bạc, tình cảm đi vào tòa án thì công lý sẽ giảm đi. Chính vì vậy, cái yếu nhất là đội ngũ cán bộ bản lĩnh không vững vàng, đạo đức không trong sáng, không tinh thông nghiệp vụ, chưa có “cái đầu lạnh và trái tim ấm” chứ không phải bộ máy. Không phải cứ nhập các đơn vị lại với nhau là cải thiện được những vấn đề hiện nay trong cơ cấu tổ chức của tòa án và VKS, quan trọng là khâu đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ. n

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo