xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tránh thăng cấp hàm tràn lan

THẾ DŨNG

Dự thảo Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) chưa thực hiện một số nội dung chỉ đạo của Bộ Chính trị và còn nhiều điểm giải thích không rõ ràng khi thăng cấp hàm cho một số vị trí

Ngày 15-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) đã họp cho ý kiến về Dự án Luật Công an Nhân dân (sửa đổi).

Thêm 1 đại tướng công an

Thượng tướng Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Công an, cho biết dự luật quy định bộ trưởng, thứ trưởng thứ nhất Bộ Công an có cấp hàm cao nhất là đại tướng. Cấp hàm cao nhất là trung tướng đối với tổng cục trưởng; phó tổng cục trưởng thứ nhất phụ trách công tác Đảng, công tác chính trị tư tưởng và xây dựng lực lượng; cục trưởng một số cục trực thuộc Bộ Công an; tư lệnh; chính ủy Bộ Tư lệnh; chánh văn phòng, chánh thanh tra của Bộ Công an; viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Công an.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng quy định hàm cấp tướng đối với những vị trí trong khối văn phòng trực thuộc Bộ Công an là không phù hợp Ảnh: TTXVN
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cho rằng quy định hàm cấp tướng đối với những vị trí trong khối văn phòng trực thuộc Bộ Công an là không phù hợp Ảnh: TTXVN

Cấp hàm thiếu tướng được dự luật quy định đối với trợ lý của ủy viên Bộ Chính trị - Bộ trưởng Bộ Công an; phó chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; ủy viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Công an Trung ương; cục trưởng các cục thuộc tổng cục, Bộ Tư lệnh… và cơ quan báo - đài, doanh nghiệp, bệnh viện… trực thuộc Bộ Công an.

Luật quy định giám đốc công an tỉnh có cấp hàm cao nhất là đại tá nhưng đề xuất giám đốc công an các tỉnh, TP: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa và Đồng Nai là thiếu tướng; Hà Nội và TP HCM là trung tướng. Cấp hàm cao nhất của trưởng công an huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh là thượng tá.

Ưu tiên người ngồi nhà!

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH Nguyễn Kim Khoa cho rằng đối chiếu với chỉ đạo của Bộ Chính trị thì dự luật vẫn chưa thực hiện triệt để một số nội dung.

Cụ thể, việc xác định vị trí có nhu cầu hàm cấp tướng tuy đã quy định cụ thể nhưng vẫn chưa thật chặt chẽ. Chưa thống nhất cấp hàm tương đương giữa công an và quân đội đối với chức vụ giám đốc công an 7 tỉnh, TP: TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Thanh Hóa, Đồng Nai.

Đồng ý sự cần thiết sửa luật và phong tướng cho giám đốc một số tỉnh, TP nhưng Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, ông Ksor Phước, băn khoăn việc nêu rõ tên các tỉnh, TP sẽ gây nhiều trở ngại vì tới đây, một số tỉnh có thể lên TP trực thuộc Trung ương như Bà Rịa - Vũng Tàu hay Bình Dương, dẫn đến phải sửa luật. Mặt khác, cần có tiêu chí chặt chẽ để tránh lợi dụng là “địa bàn trọng điểm”.

Ông Phước cũng cho rằng các vị trí ở cơ quan trực thuộc bộ như khối văn phòng không nên mang cấp hàm tướng. “Quy định như vậy là ưu tiên người “ở nhà” hơn lực lượng chiến đấu là công an các địa phương” - ông Phước lo ngại.

Chưa thuyết phục

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, ông Nguyễn Văn Hiện, cho hay thường trực ủy ban này nhận xét: “Có quá nhiều đối tượng có thể được đề nghị thăng cấp tướng, quá nhiều chủ thể có thể đề nghị thăng. Tờ trình cũng không làm rõ nhu cầu tại sao phải thăng quân hàm cho sĩ quan biệt phái và bổ nhiệm chức vụ cục trưởng, vụ trưởng và tương đương trở lên…”.

Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đánh giá bản tổng kết luật hiện hành “chưa thật tâm đắc” dẫn đến lập luận về dự luật sửa đổi “không ổn”. Chủ tịch QH dẫn ví dụ quy định phong tướng cho giám đốc công an một số tỉnh, TP với yếu tố “trọng điểm” sẽ không thuyết phục vì mỗi thời điểm một khác.

“Dự luật giải thích thứ trưởng thường trực thứ nhất hay bộ trưởng có cấp hàm đại tướng là chưa thuyết phục. Hay tổng cục trưởng tương đương tư lệnh bên quân đội, rồi có cục trưởng trung tướng, có cục trưởng thiếu tướng thì phải luận là tại sao?”- Chủ tịch QH băn khoăn.

Chốt lại phiên họp, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu ban soạn thảo phải hạn chế tối đa sự khác nhau giữa dự thảo luật và Hiến pháp sửa đổi cũng như chỉ đạo của Bộ Chính trị, đồng thời “đừng để mất sự thống nhất giữa Luật Công an Nhân dân (sửa đổi) với Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân”.

Người dân được dự họp Quốc hội

Đó là quy định trong dự thảo Luật Tổ chức QH, được Ủy ban Thường vụ QH cho ý kiến vào sáng cùng ngày. Ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, băn khoăn tính khả thi của quy định này dù đây là sự tiến bộ. Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, phân tích: “Được “tham dự” là được quyền phát biểu, có ý kiến. Vì thế, nên dùng từ “dự khán” sẽ phù hợp hơn”.

Dự luật quy định đại biểu QH không quá 500 người; tỉ lệ đại biểu QH chuyên trách ít nhất là 35% tổng số đại biểu, phấn đấu tăng lên 50% trong một số nhiệm kỳ tới. Dự luật còn quy định chức danh tổng thư ký QH thay thế cho đoàn thư ký kỳ họp hiện nay và do QH bầu.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo