xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trồng cây gây hại

Hoàng Thanh - Cao Nguyên

Mặc dù được thế giới và các cơ quan chức năng Việt Nam khuyến cáo nhưng cây sò đo cam vẫn được trồng ở các tỉnh Tây Nguyên, đang có nguy cơ đe dọa đến môi trường sinh thái

Cây sò đo cam (còn có các tên gọi là cây chuông đỏ, hồng kỳ, phượng hoàng đỏ, đỉnh phượng hoàng, tulip châu Phi, uất kim hương châu Phi) có tên khoa học là Spathodea campanulata, nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Phi.

Từ đường phố đến công sở

Tại tỉnh Gia Lai, trên nhiều tuyến đường như Quốc lộ 19 (đoạn qua huyện Đắk Đoa), Tỉnh lộ 664 (đoạn qua thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai), Quốc lộ 14…, hàng loạt cây sò đo cam đã trổ hoa. Hầu hết các huyện, thị, thành phố ở tỉnh này đều có bóng dáng cây này.

Theo nhiều người, cây sò đo cam đã xuất hiện ở tỉnh Gia Lai gần 10 năm qua. Hiện đã có nhiều cây cao trên 10 m, đường kính hơn 30 cm. Không chỉ ngoài đường phố, cây sò đo cam còn được trồng tại các công sở. Trong khuôn viên HĐND tỉnh Gia Lai, một cây sò đo cam lớn đang nở hoa đỏ rực. Còn ngay cạnh cổng ra vào của Sở Y tế Gia Lai, một cây sò đo cam khác cũng đang nở hoa.

 

Cây sò đo cam trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông Ảnh: Cao Nguyên
Cây sò đo cam trên đường Hồ Chí Minh đoạn qua thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông Ảnh: Cao Nguyên

Chị Nguyễn Thị Hoài Thương (ngụ phường Yên Đỗ, TP Pleiku) cho biết đã từng bị hoa của cây sò đo cam dính vào người gây ngứa khó chịu, phải bôi thuốc nhiều ngày mới khỏi. “Hôm đó, tôi đi tập thể dục qua trụ sở HĐND tỉnh, thấy hoa màu cam đẹp nên cầm theo. Mới cầm được một lúc đã cảm giác ngứa nên vứt đi, về tới nhà thì da sưng tấy, phải bôi thuốc mới khỏi” - chị Thương kể.

Tại các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông cũng có hàng ngàn cây sò đo cam được trồng dọc các quốc lộ. Năm 2011, UBND thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông có quyết định trồng 1.600 cây sò đo cam dọc tuyến đường Hồ Chí Minh giữa làn phân cách, bắt đầu từ xã Quảng Thành đến xã Đắk R’tít. Hiện nay, cây đã cao 4-5 m, tán rộng và nở nhiều hoa.

Anh Phạm Quốc Tú (ngụ phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa) cho biết nước trong hoa sò đo cam dính vào rất ngứa. Đối với loài hoa này, người lớn không sao nhưng sợ nhất là lũ trẻ ngắt hoa chơi vô tình bắn vào mắt thì vô cùng nguy hiểm. Còn theo chị Trần Lam Thu (ngụ cùng phường), loại cây này lớn nhanh, trồng khoảng 3-4 năm là cao hơn 5 m, trải tán rộng.

Ở tỉnh Đắk Nông, cây sò đo cam không chỉ trồng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh mà còn xuất hiện ở các cơ quan công sở, trường học mặc dù đặc tính của nó là dễ gãy đổ khi có gió lớn. Tại Đắk Lắk có rất nhiều cây sò đo cam được trồng trên đường Phạm Văn Đồng, TP Buôn Ma Thuột.

Không biết nên trồng (?)

Anh Võ Trung Nam (ngụ TP Pleiku) cho biết do không biết loài hoa này có thể gây ngứa nên đã mua về trồng để tạo cảnh quan trong quán cà phê của mình. “Lúc mua về trồng, tôi không biết cây này hoa có độc. Đến khi biết thì không nỡ chặt vì hoa to, đẹp, nở quanh năm. Tuy nhiên, khách đến uống cà phê đều được cảnh báo không nên nhặt hoa để chơi vì sẽ gây ngứa” - anh Nam nói.

Theo một lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Gia Lai, việc trồng cây sò đo cam trong khuôn viên này được thực hiện từ nhiều năm trước nên không biết. “Từ khi về công tác tại đây, chưa nghe phản ánh có người nào tiếp xúc với cây mà bị ngứa. Bên cạnh đó, cũng chưa nghe khuyến cáo nào về việc đây là loại cây có khả năng gây ngứa, hạn chế trồng ở những nơi công cộng” - vị này nói.

Ông Trần Minh Thành, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Công trình đô thị Gia Lai, cho biết công ty không trồng loại cây này. Việc trên các tuyến đường hay trong cơ quan nhà nước xuất hiện cây sò đo cam là do trồng tự phát. “Chủ trương của TP Pleiku là không trồng loại cây này nhưng nhiều người thấy đẹp nên tự ý mua về trồng đã được vài năm nay” - ông Thành thông tin.

Ông Lê Văn Bi - Phó Phòng Quản lý đô thị, UBND thị xã Gia Nghĩa - thừa nhận: “Lúc tham mưu, chúng tôi không hề biết cây này gây độc hại. Trồng được 2 năm, đến năm 2013, chúng tôi mới nhận được thông tư liên bộ cảnh báo về sự độc hại của nó. Sau đó, chúng tôi gửi công văn đến UBND tỉnh Đắk Nông đề nghị chặt bỏ để trồng cây thay thế. Tháng 7-2015, UBND tỉnh Đắk Nông có công văn về việc trồng thay thế cây sò đo cam và lựa chọn loại cây khác”.

Thế nhưng, theo ghi nhận của phóng viên, đến nay, cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông vẫn chưa thay loài cây ngoại lai này.

Theo ông Hoàng Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Kế hoạch - Vật tư - Kỹ thuật Công ty TNHH MTV Đô thị - Môi trường tỉnh Đắk Lắk, sau khi có văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, công ty đã ngừng trồng loại cây này và tiến hành thay thế một số cây, giờ chỉ còn những cây phát tán tốt. “Nếu thay toàn bộ thì gặp phải vấn đề kinh phí, trong khi đó, mặc dù văn bản của bộ nói như vậy nhưng đến giờ, ngoài những cây trồng thì không có cây con nào mọc cả” - ông Dũng nói.

 

Cây ngoại lại xâm hại nghiêm trọng

Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 2003 đã liệt cây sò đo cam vào danh sách 100 loại sinh vật ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng, cảnh báo không trồng vì đã xâm hại các vùng đất nông nghiệp bỏ hoang và rừng rậm, hạt có khả năng phát tán trong gió và nảy mầm rất nhanh.

Còn thông tư liên tịch số 27 năm 2013 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Tài nguyên - Môi trường cũng liệt cây sò đo cam là loài ngoại lai có xu hướng lấn chiếm nơi sinh sống, gây hại đối với loài bản địa.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo