xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trung thực và hướng thiện

Lưu Nhi Dũ

Một nền báo chí trung thực, khách quan, hướng thiện là biết tôn trọng sự thật, viết và nói đúng sự thật. Đó cũng chính là sức mạnh của báo chí để nói lên tiếng nói người dân

Lịch sử báo chí Việt Nam đã có gần 150 năm nếu tính từ tờ báo bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ra đời năm 1865 - Gia Định Báo. Với chặng đường phát triển như vậy, báo chí Việt Nam đã có một nền tảng văn hóa, lịch sử và gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, phát triển đất nước. Ý thức được sức mạnh của báo chí, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Tuần báo Thanh Niên như là cơ quan ngôn luận của Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (21-6-1925), sau đó là sự ra đời của nhiều tờ báo khác như Tranh Đấu, Cờ Vô Sản..., trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng sắc sảo.

Yêu cầu không đổi

Hiện tại, báo chí Việt Nam đã bước sang giai đoạn phát triển mới trên nền tảng internet với các công cụ của truyền thông đa phương tiện và mang tính toàn cầu hóa, cùng với tính cạnh tranh cao, đặc biệt với các mạng thông tin trực tuyến. Trong bối cảnh đó và trên những tính chất căn bản của báo chí cổ điển, yêu cầu mới cho báo chí nước ta vẫn là xây dựng một nền báo chí trung thực, khách quan, nhanh nhạy và hướng thiện.

Báo chí đang có những thay đổi căn bản, buộc nhà báo hiện đại phải thích nghi
Ảnh: NGỌC THẮNG
Báo chí đang có những thay đổi căn bản, buộc nhà báo hiện đại phải thích nghi Ảnh: NGỌC THẮNG

Chủ tịch - nhà báo Hồ Chí Minh hiểu rất rõ tính trung thực của báo chí, coi đó là một trong những tiêu chuẩn đạo đức của nhà báo cách mạng: “Viết phải thiết thực, nói có sách, mách có chứng”; “Chống tham ô thì phải nói rõ ai tham ô, ai lãng phí? Cơ quan nào tham ô? Lãng phí cách thế nào?... Chớ viết lung tung”…

Tính trung thực và khách quan được các nhà báo chuyên nghiệp coi như nguyên tắc làm báo. Trong Lời tòa soạn viết cho Báo Tiếng Dân số 1 (10-8-1926), dưới chế độ thực dân Pháp, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng, sau này là Phó Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đã viết: “Nếu không có quyền nói thì ít ra cũng giữ được cái quyền không nói những điều người ta buộc nói”.  Với tuyên ngôn này, chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng khơi gợi nhiều điều về nhân cách của người làm báo.

Tính trung thực cũng chính là sức mạnh của báo chí. Trong buổi gặp mặt báo chí chiều 19-6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu báo chí tôn trọng sự thật, phải viết đúng sự thật và nhấn mạnh: “Báo chí là tiếng nói của nhân dân, nói đúng tiếng nói của nhân dân. Nhân dân có khen, có chê. Chính phủ luôn ý thức một khi nhân dân khen thì mình cố hơn, khi nhân dân chê thì thương mới chê và đòi hỏi mình phải làm tốt hơn”. Chính phủ cũng đã biểu dương lực lượng báo chí trong việc thông tin về biển Đông từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Khách quan và trung thực làm nên tính phản biện của báo chí. Nếu không có báo chí, làm sao Chính phủ dừng việc tổ chức ASIAD 18? Đó chỉ là một ví dụ để cho thấy báo chí đã thực hiện tốt một trong những chức năng của mình là nói lên tiếng nói của nhân dân.

Hướng thiện cũng là một nguyên tắc báo chí cổ điển và hiện đại, đặc biệt trong giai đoạn mà báo chí lá cải ở nước ta manh nha hình thành. Hướng thiện cũng là một thách thức chính với các nhà báo để xây dựng một nền báo chí nhân văn và tử tế khi mà cái ác, cái xấu ngày càng phơi bày nhan nhản trên báo chí.

Thời thông tin trong túi bạn

Trong một cuộc họp của các tổng biên tập báo in thế giới tổ chức ở Scotland năm 2006, Krishna Baharat, chuyên gia hàng đầu của Google, đã cảnh báo: “Các web/blog đang làm thay đổi hình dạng của báo in”. Ông cũng chỉ ra những khó khăn không chỉ báo in sẽ gặp phải khi mà công nghệ biến internet thành công cụ có thể bỏ trong túi được.

Internet càng phát triển về chiều sâu và ngày càng rẻ thì báo mạng lên ngôi. Cùng với việc bùng nổ các mạng xã hội, giá một chiếc smartphone rẻ dần, hậu quả là báo in lao đao khi mà báo điện tử gần như được đọc miễn phí. Nhiều tờ báo giấy nổi tiếng thế giới lần lượt khai tử, thay vào đó là báo điện tử. Báo in vật vã đi tìm đường sống.

Ở nước ta, hầu hết các báo giấy đều có báo điện tử kèm theo và tích hợp các công cụ của truyền thông đa phương tiện; các đài truyền hình, phát thanh đều có website. Tuy nhiên, báo in vẫn còn sức sống, dù diện độc giả bị thu hẹp, do tính ưu việt của nó như có thể sờ nắm được, lưu trữ hiện hữu, tính chính xác so với báo mạng hoặc website/blog/mạng xã hội. Tuy nhiên, vẫn phải xác định rằng tương lai của báo chí vẫn là báo điện tử.

Báo chí đang có những thay đổi căn bản, buộc nhà báo hiện đại phải thích nghi. Nhà báo ngày nay phải thành thạo kỹ năng xử lý ngôn ngữ đa phương tiện. Không chỉ xử lý văn bản, hình ảnh, âm thanh mà còn xử lý các chương trình tương tác khác, vừa dàn dựng video, âm thanh và cả các kỹ thuật đăng tải, truyền dẫn, phát sóng...

Các nhà báo Việt Nam thích nghi rất nhanh với công việc làm báo thời công nghệ, làm cho hiệu quả thông tin ngày càng cao. Trên nền tảng truyền thống gần 150 năm phát triển, đội ngũ báo chí nước ta đang cùng nhau xây dựng một nền báo chí trung thực, khách quan, hướng thiện, hiện đại và hội nhập. Đó là một nền báo chí cách mạng và phải là tiếng nói của nhân dân.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo