Đình Tân An được xây dựng cách đây gần 200 năm
...thành nhà kho của UBND phường Đa Kao. Ảnh: Phạm Dũng
Thêm chức năng là chỗ truyền thông chăm sóc sức khỏe phụ nữ
Tiếc rẻ gì mà không tháo cái bảng phản cảm này xuống?
Từ sau đất nước giải phóng, đây là lần đầu tiên Đình Tân An cúng kính bài bản
Theo Ban trị sự đình, do một số điều kiện khách quan, phần võ ca (nơi thực hiện các nghi thức hội, hát bội, lễ xây chầu) bị nhiều đơn vị thuê mướn, cầu thang xập xệ nên không thể tổ chức cúng được.
Người dân háo hức đến cúng viếng
Trong khuôn khổ lễ Kỳ Yên, Ban trị sự đã tổ chức các nghi lễ cúng rất bài bản, nhiều người già khu vực đình Tân An cũng đã đến thắp hương cho thần và mẹ Ngũ Hành. Tuy nhiên, niềm vui của nhân dân vùng Đa Kao không được trọn vẹn khi toàn bộ phần võ ca của đình bị UBND phường Đa Kao tận dụng triệt để làm nhà kho chứa đồ.
Ông Từ Trọng Linh (90 tuổi, ngụ đường Trương Hán Siêu, Đa Kao, quận 1) bức xúc “Tôi sống ở vùng này từ nhỏ tới lớn, tuy nhiên chưa từng thấy cách quản lý của phường quận thế nào mà hết trở thành trung tâm tập tạ rồi lại làm nhà kho! Bộ phường không còn chỗ nào để nữa hay sao mà dùng chỗ này để chứa đồ dùng?”
Mẹ Ngũ hành được thờ trong một phòng chưa được 4m²
Tham dự Lễ Kỳ Yên tại đình Tân An ngày 7-4 còn có lãnh đạo UBND quận 1 và những người đứng đầu phường Đa Kao. Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, bà Nguyễn Thị Liên, Phó Chủ tịch UBND quận 1-TPHCM khẳng định: “Đình là nơi để người dân thực hiện những nghi thức tín ngưỡng, là nơi thờ phụng thần linh, mọi hoạt động khác như tập tạ, nhà kho cần được chỉnh đốn, xem lại. Ngoài ra, phường cần xem lại việc Hội Liên hiệp phụ nữ phường Đa Kao tập huấn truyền thông chăm sóc sức khỏe phụ nữ là như thế nào? Tất cả mọi hoạt động liên quan làm ảnh hưởng đến đình là không thể chấp nhận".
Đình Tân An từng nhận 4 sắc phong của triều đình nhà Nguyễn
Đình Tân An từng nổi danh là một ngôi đình linh thiêng, gắn bó với dân qua hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Đình Tân An được xây dựng theo kiến trúc cổ, kết hợp thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh, Quan Thánh Đế Quân và mẹ Ngũ Hành nhằm cầu quốc thái dân an. Chính sự linh ứng, che chở cho con dân, năm Duy Tân thứ 3 (năm 1909), triều Nguyễn đã sắc phong thần Thành Hoàng Bổn Cảnh đình Tân An. Thời kháng chiến, các chư vị thánh thần được thờ phụng trên gác, toàn chánh điện bên dưới được trọng dụng làm nơi tập tuồng của các nghệ sĩ cải lương như Út Bạch Lan, Thành Được, Phượng Mai,…phục vụ bà con và hát tuồng trong những ngày cúng thần, lễ Kỳ Yên.
Theo Ban trị sự, đình Tân An từng nhận 4 sắc phong của triều đình nhà Nguyễn, tuy nhiên do chiến tranh, do đổi mới, hiện nay chỉ còn lưu lại duy nhất sắc phong của vua Tự Đức. |
Bình luận (0)