xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Từ “anh hùng lấn biển” thành tội phạm

Bài và ảnh: Mai Phương

Vì xót công sức đầu tư, không đồng tình với việc thu hồi đất của chính quyền địa phương, ông Đoàn Văn Vươn đã dùng súng đạn để giải quyết vụ việc.

 
Lúc 7 giờ 30 phút sáng 5-1, tổ công tác của UBND huyện Tiên Lãng, TP Hải Phòng tiến hành cưỡng chế thu hồi 38,5 ha đầm nuôi trồng thủy sản tại khu vực cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng do gia đình ông Đoàn Văn Vươn (SN 1963, thường trú tại xã Bắc Hưng) quản lý.
Khi tổ công tác của UBND huyện Tiên Lãng vừa tiến vào khu nhà ở của gia đình này, bất ngờ một loạt mìn tự tạo phát nổ, đạn hoa cải bắn như mưa vào tổ công tác, làm Trưởng Công an huyện Tiên Lãng cùng 5 cán bộ, chiến sĩ công an, bộ đội bị thương.

Bỏ công sức để lấn biển

Vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra. Vấn đề đặt ra là vì sao Đoàn Văn Vươn cùng em ruột  Đoàn Văn Quý và một số đối tượng chống đối lại có hành vi đặc biệt nguy hiểm như thế?

Nguyên nhân xảy ra vụ án đặc biệt nghiêm trọng bắt nguồn từ việc nhiều hộ dân, trong đó có gia đình Đoàn Văn Vươn, đang quản lý đầm nuôi trồng thủy sản tại khu vực xã Vinh Quang không đồng tình với quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng.

20 năm về trước, cống Rộc –  địa danh gắn với sự dữ dội của biển cả và nghèo khó. Mỗi mùa mưa bão đến, sóng biển thường xuyên đánh vỡ tuyến đê đất, đe dọa tính mạng của người dân. Sau bão là ngập lụt, đói kém.
Người dân nơi đây phải gánh chịu, phải chống đỡ trong nghèo khó. Cống Rộc luôn trong tình trạng báo động bị vỡ khi mùa mưa bão đến.
Khoảng năm 1992, sau khi nhận bằng kỹ sư nông nghiệp, Đoàn Văn Vươn trở về địa phương thực hiện hành trình lấn biển.
img

Hai anh em Đoàn Văn Vươn (trái) và Đoàn Văn Quý bị bắt do có hành vi chống đối người thi hành công vụ

Cả đại gia đình đã cật lực lao động trong nhiều năm trời. Họ đã đào đắp hàng chục ngàn mét khối đất, đá tạo hành lang bảo vệ để lấy đất khai thác, nuôi trồng thủy sản.
Vừa lấn biển, chỉnh trị thủy triều vừa kiên trì trồng từng bụi sú vẹt để từ bãi triều mênh mông giờ đã thành rừng ngập mặn là tấm khiên phòng hộ, che chắn cho con đê. 

Cuối cùng, ông Vươn đã chỉnh được dòng chảy ngoài đê biển Cống Rộc. Phía chân đê có chỗ sâu gần 2 m, cốt âm, đã được nâng lên cốt dương. Từ đó, hàng chục héc ta đất bãi bồi ven biển hình thành. Cũng theo đó, gần 70 ha rừng vẹt ngăn sóng biển đã bám trụ thành công. Dân Tiên Lãng gọi Vươn là “anh hùng lấn biển”.

Cũng từ đó, vào năm 1992, UBND huyện Tiên Lãng có quyết định giao đất tại vùng ven biển xã Vinh Quang cho hàng chục hộ có nhu cầu nuôi trồng thủy sản. Sau khi nhận đất, nhiều gia đình, đặc biệt như hộ ông Đoàn Văn Vươn, đã phải đổ nhiều công sức, tiền bạc, thậm chí mất cả đứa con gái nhỏ khi ra bờ biển chơi để bố mẹ đắp đập, mới có được khu nuôi trồng thủy  sản.

Tự thỏa thuận, sao lại cưỡng chế?

Thế nhưng khi việc lập đầm, nuôi trồng thủy sản chưa đến đâu, nợ nần của người dân còn chồng chất thì năm 2007, UBND huyện Tiên Lãng đã ra quyết định thu hồi gần 100 ha đầm nuôi trồng thủy sản nói trên của cả 13 hộ dân. Căn cứ để thu hồi là đã “hết thời hạn giao đất”.
Trong số này, hộ ông Đoàn Văn Vươn bị buộc trong thời gian 3 tháng phải ngưng việc nuôi thả con giống và xây dựng các công trình phục vụ nuôi trồng thủy sản trên diện tích 21 ha.
Vì xót công sức đầu tư, năm 2009, Vũ Văn Luân, Đoàn Văn Vươn, hai trong số 19 chủ đầm, đã khởi kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng ra tòa án cùng cấp.
Yêu cầu khởi kiện của 2 hộ dân nêu rõ UBND huyện Tiên Lãng phải thu hồi các quyết định thu hồi đất đã ban hành đồng thời cho người dân được giao, thuê đất đúng thời hạn theo quy định của Luật Đất đai là 20 năm trở lên. Tuy nhiên, TAND đã bác bỏ yêu cầu này.
Không nản, họ kháng cáo lên cấp phúc thẩm. Thụ lý giải quyết các vụ kiện hành chính, thẩm phán Ngô Văn Anh, TAND TP Hải Phòng, đã lập “Biên bản tạo điều kiện để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án”.
Theo biên bản thỏa thuận này, lập vào tháng 4-2010, đại diện UBND huyện Tiên Lãng là ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, đã thỏa thuận với người khởi kiện: Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, UBND huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản.
Biên bản thỏa thuận này được thẩm phán Ngô Văn Anh lập ngay tại tòa án, đóng dấu xác thực của TAND TP Hải Phòng.

Điều lạ là sau khi rút  đơn kháng cáo, thay vì thực hiện thỏa thuận,  UBND huyện Tiên Lãng đã liên tục ra công văn, hối thúc các hộ dân phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định thu hồi đất. Người dân không tự nguyện, ngày 5-1-2012, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế.

Thẩm phán có phạm luật?

Ngày 6-1, bà Nguyễn Thị Mai, Chánh án TAND TP Hải Phòng, cho biết: Pháp luật hiện hành không có bất kỳ một điều luật nào cho phép trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, thẩm phán được phép lập “biên bản thỏa thuận”.
Nếu căn cứ vào biên bản thỏa thuận này để “vận động” nguyên đơn rút đơn kháng cáo, đi đến việc ra quyết định đình chỉ vụ án là vi phạm thủ tục tố tụng hành chính.

Bà Mai khẳng định sẽ yêu cầu thẩm phán Ngô Văn Anh giải trình vụ việc. Theo bà Mai, nếu phát hiện bản án sơ thẩm cũng như trình tự đình chỉ giải quyết vụ án tại phiên tòa phúc thẩm có sai phạm, TAND TP Hải Phòng sẽ kiến nghị hủy bản án theo luật định….

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo