xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ

DƯƠNG NGỌC - NGUYỄN QUYẾT

Hiệp định 123 được ký kết giữa Việt Nam và Mỹ mở ra cơ hội cho nước ta trong việc tiếp nhận các công nghệ hiện đại thuộc lĩnh vực điện hạt nhân

Hiệp định được đặt tên theo điều khoản số 123 về hợp tác hạt nhân với các nước, nằm trong Luật Năng lượng nguyên tử của Mỹ năm 1954, bao gồm các nội dung hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự (ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế - xã hội; phát triển điện hạt nhân; đào tạo cán bộ, pháp quy hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ…).

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Vương Hữu Tấn - Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ - cho biết Việt Nam đã ký các hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự với Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Ấn Độ, Argentina. Mỹ là nước thứ 8 Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác về hạt nhân dân sự. Hiệp định hợp tác hạt nhân dân sự (Hiệp định 123) có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, trong đó có Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2 hợp tác với Nhật Bản. Trong báo cáo khả thi mà tư vấn Nhật Bản trình cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam có đề xuất lựa chọn công nghệ lò phản ứng AP-1000 của Westinghouse (Mỹ) là một trong các công nghệ cho Nhà máy Điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Nếu Việt Nam và Mỹ không ký hiệp định thì cho dù Việt Nam có đồng ý lựa chọn công nghệ AP-1000 của Mỹ cũng không được vì những thành phần quan trọng nhất của lò AP-1000 sẽ không được phép xuất khẩu sang Việt Nam. Công nghệ AP-1000 thuộc thế hệ thứ ba, là công nghệ an toàn nhất hiện nay, áp dụng nguyên lý an toàn tự động, bảo đảm an toàn trong vận hành. Chính vì vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đàm phán với Mỹ từ 5 năm qua và ký tắt hiệp định tại Brunei vào tháng 10-2013.

Trước quan ngại cho rằng hơn 4 thập niên qua, trên lãnh thổ nước Mỹ không xây một lò phản ứng hạt nhân nào nên khó tránh khỏi những hoài nghi về tiến độ hoặc chất lượng công trình nếu Việt Nam mua lò phản ứng hạt nhân của Mỹ, ông Vương Hữu Tấn cho biết không có tiêu chí để nói công nghệ nước nào sử dụng an toàn nhất vì an toàn của một nhà máy phụ thuộc vào nhiều yếu tố: từ thiết kế, chế tạo, lựa chọn địa điểm, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng. Tất cả công nghệ đã được thương mại hóa trên thị trường quốc tế là đều phải bảo đảm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn do cơ quan pháp quy của nước có công nghệ đó phê duyệt cũng như được Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) thẩm định hoặc tuân theo các tiêu chuẩn an toàn của IAEA.

Mỹ là nước phát triển trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, kể cả điện hạt nhân và các ứng dụng bức xạ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực về năng lượng nguyên tử. Trên cơ sở hiệp định này, hai bên sẽ còn có rất nhiều hợp tác khác trong chuyển giao công nghệ ứng dụng bức xạ trong các ngành kinh tế - xã hội và đào tạo cán bộ cho ngành năng lượng nguyên tử của Việt Nam.

Về khó khăn lớn nhất của Việt Nam trong việc phát triển điện hạt nhân, theo ông Vương Hữu Tấn, đó chính là do khuôn khổ pháp lý của chúng ta chưa đầy đủ, vừa làm vừa xây dựng và kinh nghiệm xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật còn hạn chế. Đội ngũ cán bộ của các cơ quan có liên quan còn thiếu về số lượng và yếu về năng lực chuyên môn. Năng lực tài chính còn hạn hẹp…

Đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam sẽ sản xuất 15.000 MW điện hạt nhân, chiếm 10% tổng sản lượng điện trong cả nước. Nhu cầu nguồn nhân lực cho 2 nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận (dự kiến hoạt động từ năm 2020) khoảng 2.200 người.

(Nguồn: Bộ Công Thương)

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo