xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bản đồ Trung Quốc “vẽ” đường lưỡi bò: Vô giá trị về mọi mặt!

Thế Dũng thực hiện

Đó là khẳng định của TS Trần Bạch Giang, nguyên Cục trưởng Cục Đo đạc Bản đồ - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Hội Trắc địa Bản đồ Viễn thám Việt Nam

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về tấm bản đồ dọc khổ lớn đầu tiên thể hiện yêu sách đường lưỡi bò vừa được Trung Quốc công bố. Có vi phạm quy định, chuẩn mực quốc tế về bản đồ hay không?

  

img

  

- Ông Trần Bạch Giang: Quy định quốc tế về bản đồ không có ràng buộc quá chặt chẽ nhưng ở đây rõ ràng một điều là đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ ra trên bản đồ do họ xuất bản không có giá trị về chuyên môn vì không có tọa độ. Bấy lâu nay, Trung Quốc đưa ra những tấm bản đồ có đường lưỡi bò phi lý theo kiểu “vẽ”, phóng bút mà thôi.

Quy định quốc tế về bản đồ phải gắn với chủ quyền, tính pháp lý và công nhận của quốc tế, thưa ông?

- Đúng là như vậy. Riêng ở góc độ chuyên môn, bản đồ bao giờ cũng thể hiện thế giới thực. Nói một cách dễ hiểu là thể hiện được toàn bộ bề mặt trái đất và đối tượng trên đó mà tấm bản đồ muốn mô tả. Và mọi vị trí, khu vực đều phải được thể hiện bằng tọa độ. Nói cách khác là bất cứ một yếu tố nào trên bản đồ đều phải gắn với 1 tọa độ cụ thể. Như vậy, những đường mơ hồ như đường lưỡi bò không hề có giá trị. Ví dụ như đường cơ sở trên biển thì bắt buộc phải có điểm cơ sở và từ 2 điểm cơ sở trở lên được nối thành đường thẳng thì mới có giá trị chuyên môn.

Từ hàng loạt bản đồ nhỏ phi lý khác thì nay họ đưa ra bản đồ dọc khổ lớn đầu tiên thể hiện tham vọng đường lưỡi bò, điều này có khác thường?

- Khác thường so với trước là kích thước bản đồ lớn hơn nhưng đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc có hành động ngang ngược như vậy. Từ năm 2007-2008, trên trang web của Cục Bản đồ quốc gia Trung Quốc cũng đã công bố tấm bản đồ tỉ lệ lớn hơn. Có thể hiểu hành động này là sự leo thang tham vọng phi lý của phía Trung Quốc.

 

Xem các bản đồ cổ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tại triển lãm “Hoàng Sa Trường Sa - Sự thật lịch sử” ở TP Đà Nẵng hôm 21-6                    Ảnh: BÍCH VÂN
Xem các bản đồ cổ thể hiện quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam tại triển lãm “Hoàng Sa Trường Sa - Sự thật lịch sử” ở TP Đà Nẵng hôm 21-6 Ảnh: BÍCH VÂN

 

Các chuyên gia bản đồ quốc tế đánh giá những bản đồ vô giá trị này ra sao?

- Từ nhiều năm nay, nhiều nước đã có phản ứng và phản đối về những tấm bản đồ của Trung Quốc. Tính chuyên môn của những tấm bản đồ phi lý do Trung Quốc đưa ra là không có mà chỉ mang ý đồ chính trị của họ.

Tấm bản đồ ngang nhiên thể hiện đường lưỡi bò phi lý liếm gần trọn biển Đông, bao gồm 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough đang tranh chấp với Philippines. Ông nghĩ sao về điều này?

- Điều này thể hiện rõ ràng tham vọng phi lý của họ. Như tôi đã nói, về chuyên môn là không có giá trị và chỉ để phục vụ mục đích chính trị, tham vọng vô lối của họ. Còn về giá trị kỹ thuật thì lại càng chẳng có gì bởi các ngành kinh tế - kỹ thuật khác như dầu khí, hàng hải… sẽ không bao giờ sử dụng được do tỉ lệ quá nhỏ và chẳng có tọa độ chi tiết, cụ thể, chính xác.

Trong các lần họ công bố những tấm bản đồ “xâm lược” này thì cộng đồng khoa học bản đồ quốc tế phản ứng như thế nào?

- Ở Liên Hiệp Quốc có chương trình làm bản đồ toàn cầu do Nhật Bản chủ trì khu vực châu Á và Việt Nam là một thành viên tham gia. Sau đó, họ đã xây dựng bản đồ tỉ lệ 1 phần 1 triệu từ những năm 2002 và tiếp tục thực hiện đến nay. Việt Nam tham gia và cung cấp bản đồ khu vực thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tỉ lệ 1 phần 1 triệu theo yêu cầu chung của dự án ở khu vực biển Đông. Phần về biển Đông trên bản đồ đã hoàn tất trên cơ sở bản đồ do Việt Nam cung cấp xây dựng và không ghi nhận đường lưỡi bò. 

Thay đổi thực tế bằng cách phủ nhận thực tế nhiều lần

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ, cho biết vấn đề bản đồ thể hiện đường lưỡi bò từ nhiều năm qua đã được Trung Quốc phổ biến rộng rãi không chỉ trong nước mà trên thế giới. “Trung Quốc đã dùng những tài liệu chính thức và không chính thức để giáo dục truyền thông, tạo ra một ý thức hệ không chỉ người Trung Quốc mà cả nước ngoài hiểu rằng đường lưỡi bò của họ là đúng đắn. Đây là kế sách nhằm thay đổi thực tế bằng cách phủ nhận thực tế nhiều lần. Nguy hiểm nhất là tại các hội thảo khoa học, các nước liên quan mà không có ý kiến gì thì đương nhiên là thừa nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc. Còn trong nước họ thì người dân đương nhiên nghĩ là biển Đông thuộc về họ. Vì vậy, chúng ta và các nước liên quan phải có phản ứng quyết liệt” - ông Trục nhấn mạnh.

 

Tàu Trung Quốc dàn hàng ngang

Tin từ Cục Kiểm ngư ngày 24-6 cho biết trong ngày, Trung Quốc sử dụng 102-108 tàu các loại để bảo vệ xung quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển nước ta. Các tàu Trung Quốc tổ chức thành nhóm từ 5-10 tàu và bố trí thành đội hình vòng cung, cách giàn khoan khoảng 10-11 hải lý để ngăn chặn các tàu kiểm ngư tiến gần giàn khoan.

Các tàu hải cảnh, hải giám, hải tuần và tàu kéo của Trung Quốc đã tổ chức dàn hàng ngang để ngăn cản quyết liệt, sử dụng tốc độ cao để áp sát các tàu kiểm ngư ở khoảng cách từ 10-120 m, ngăn không cho tàu của ta tiếp cận giàn khoan.

Dù bị ngăn cản quyết liệt nhưng các tàu kiểm ngư vẫn kiên trì bám trụ, hoạt động cách giàn khoan từ 9-11 hải lý để tiếp tục đấu tranh, tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và các tàu bảo vệ ra khỏi vùng biển nước ta. V.Duẩn

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo