xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ án Năm Cam vào phiên tòa mẫu: Xét xử tranh tụng

Xuân Hòa - Tố Bình

Theo dự kiến của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), giai đoạn 1 của chuyên án Năm Cam sẽ kết thúc trong tháng 8-2002. Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đang hoàn tất phần kết luận điều tra để có thể đưa ra xét xử công khai vào năm 2003. Bà Ðồng Thị Ánh, Chánh án TAND TPHCM, cho biết: Phiên tòa xét xử vụ án này sẽ được tiến hành theo trình tự của “phiên tòa mẫu”Vụ án Năm Cam vào phiên tòa mẫu: Xét xử tranh tụng\Theo dự kiến của Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an), giai đoạn 1 của chuyên án Năm Cam sẽ kết thúc trong tháng 8-2002. Hiện nay, các cơ quan tiến hành tố tụng đang hoàn tất phần kết luận điều tra để có thể đưa ra xét xử công khai vào năm 2003. Bà Ðồng Thị Ánh, Chánh án TAND TPHCM, cho biết: Phiên tòa xét xử vụ án này sẽ được tiến hành theo trình tự của “phiên tòa mẫu”

Ý kiến:

Khái niệm “phiên tòa mẫu” tạo ấn tượng về một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ. Nhưng trong thực tế, đó là trình tự, thủ tục mở phiên tòa theo đúng những nguyên tắc mà Bộ Luật Tố tụng Hình sự đã quy định. Tất cả các giai đoạn tố tụng từ bắt giam, khởi tố, hỏi cung đến việc mở phiên tòa, tranh luận, ra bản án... đều được nêu ra hết sức chi tiết, chuẩn mực trong luật.

(Ông Dương Bửu Chánh, Chánh án TAND quận 10 -TPHCM)

 

Thế nào là một “phiên tòa mẫu”?. - Trong thời gian qua, do “sức ép” quá lớn của số lượng các vụ án mà tòa phải thụ lý, có khi một buổi sáng một hội đồng xét xử (HÐXX) phải xét xử đến 4-5 vụ, nên những nguyên tắc, thủ tục về một phiên tòa mẫu đã bị “lược bỏ” khá nhiều. Ðiều này vô tình đã làm mất đi tính nghiêm trang của phiên tòa và mức độ chính xác của bản án.

Bức xúc về vấn đề cải cách tư pháp, trong đó việc tổ chức các phiên tòa là khâu then chốt, ông Lê Thúc Anh, Phó Chánh án TAND Tối cao, cũng cho rằng: “Rất cần thiết phải xây dựng mỗi phiên tòa khi đưa ra xét xử phải tuân theo đúng nguyên tắc của “phiên tòa mẫu”. Ðó là mở rộng phần tranh tụng công khai, dân chủ tại phiên tòa, đảm bảo quyền bình đẳng của mọi người tiến hành cũng như tham gia tố tụng”. Ông nhấn mạnh: “Phải chấm dứt tình trạng “án tại hồ sơ, án bỏ túi” là những loại án đã được HÐXX chuẩn bị trước khi mở phiên tòa. Làm việc theo lối này sẽ khiến HÐXX chủ quan, mang nặng định kiến mà phán xét bản án không trung thực như thực chất của nó”. Chính vì lẽ đó mà ông mong muốn HÐXX phải tập trung theo dõi diễn biến tại phiên tòa. Ðây mới là vấn đề then chốt, khâu quan trọng để quyết định bản án. Tại phiên tòa, vai trò của chủ tọa, thẩm phán cũng giống như người nhạc trưởng điều khiển dàn nhạc. Mỗi thành viên tham gia, điều hành tố tụng phải hòa theo, bắt cùng nhịp với sự điều khiển của nhạc trưởng thì mới tạo ra được những dàn nhạc hay, đồng điệu. “ Phiên tòa mẫu” được xem là “có lợi” cho bị cáo cũng như những người tham gia tố tụng khác vì nó dành quyền phát biểu công khai, dân chủ cho các bị cáo tại phiên tòa nhiều hơn trước đây. Luật sư Nguyễn Văn Hùng-Ðoàn Luật sư TPHCM, người có thâm niên gần 40 năm trong ngành luật - có vài so sánh về các phiên tòa trước giải phóng và hiện nay. Trước đây quyền của luật sư bào chữa khá quan trọng. Họ là người được sự ủy quyền của thân chủ trả lời mọi câu hỏi chất vấn của cảnh sát từ ngay giai đoạn tạm giữ. Tại phiên tòa, họ có quyền phản đối những câu hỏi từ những người tham gia, tiến hành tố tụng khác nếu thấy bất lợi cho thân chủ của họ. Gần như tại phiên tòa trước năm 1975, chủ tọa không xét hỏi gì hết mà chủ yếu là ngồi nghe phần tranh luận của Viện công tố và luật sư để nhận định và ra phán quyết. Còn hiện nay xu hướng chung của chủ tọa phiên tòa là trước khi ra bản án đã sử dụng “mọi biện pháp” để buộc bị cáo phải nhận tội. Ðiều này rõ ràng là thiếu khách quan. Trước đây, tất cả biên bản ghi lời khai của các bị can phải có chữ ký của luật sư ở dưới thì mới có giá trị. Ðiều này tránh được tình trạng khi ra trước tòa, các bị cáo cứ vu cho cơ quan điều tra “ép ghi như vậy”.

Tranh tụng công khai: “Linh hồn” của “phiên tòa mẫu”. - Với nhiều năm kinh nghiệm trên cương vị hội thẩm nhân dân, ông Lê Giáo cho rằng, trong “phiên tòa mẫu”, HÐXX phải để bị cáo trình bày rõ ràng rành mạch toàn bộ sự việc liên quan trong vụ án bằng những câu hỏi mở. Tránh tình trạng từ trước đến nay trong các phiên tòa, khi xét xử HÐXX chỉ cho phép bị cáo trả lời theo kiểu “có” hoặc “không” vì như thế là không hỏi gì hết. HÐXX cũng không nên cắt ngang lời bị cáo mà nên ghi nhận tất cả những lời khai của bị cáo dù có mâu thuẫn với chứng cứ có trong hồ sơ, tránh dồn buộc bị cáo phải khai nhận theo ý HÐXX.

Thẩm phán Lương Ngọc Trâm, TAND TP, cũng rất quan tâm đến thái độ của HÐXX: “Luôn khách quan, tôn trọng, bình đẳng, dân chủ lắng nghe lời bị cáo lẫn luật sư bào chữa”. Bà không đồng tình với việc khi bị cáo và luật sư phát biểu, HÐXX lại ngồi nói chuyện hoặc đọc hồ sơ. Ðiều này sẽ tạo tâm lý ức chế cho những người tham gia tố tụng. Thái độ tích cực của HÐXX trong những “phiên tòa mẫu” là ở chỗ một khi phát hiện có những lời khai, chứng cứ mâu thuẫn tại tòa thì bắt buộc phải cho hoãn phiên tòa để điều tra bổ sung.

Vai trò của luật sư trong giai đoạn thẩm vấn tại tòa là hết sức quan trọng. Luật sư Lê Minh Nhựt, Ðoàn Luật sư TPHCM, nêu ý kiến: Trong khi xét hỏi, luật sư có thể rời khỏi vị trí ngồi để đi sang hướng bị cáo, nhân chứng đặt câu hỏi. Thiết nghĩ điều này hết sức bình thường và HÐXX nên chấp nhận hơn là ngăn cản. Khi luật sư đặt câu hỏi, những người tham gia tố tụng được hỏi phải trả lời trực tiếp với luật sư. Tránh tình trạng như hiện nay, những người trả lời thường phải hướng về HÐXX để trả lời cho HÐXX. Vậy thì còn gì là vai trò của luật sư!

Hình thức phiên tòa: Cần thay “bộ cánh” mới. - Ông Ðặng Thành Công, Chánh án TAND quận 3, cho rằng: “Chất lượng phiên tòa phụ thuộc chủ yếu vào nội dung bên trong chứ không chỉ là hình thức bên ngoài”. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng hình thức cũng rất quan trọng. Ông Dương Bửu Chánh, Chánh án TAND quận 10, khẳng định: “Ðể một phiên tòa có chất lượng tốt kiểu “phiên tòa mẫu” thì hình thức của phiên tòa rất quan trọng. Cơ sở vật chất của phòng xử cũng như trang phục của những người tiến hành tố tụng phải được bảo đảm, phải có khu vực dành riêng cho báo đài, có nơi cách ly người làm chứng, nơi tạm giam bị cáo. Bên cạnh đó việc bố trí chỗ ngồi cho luật sư cũng phải được coi trọng để tránh tình trạng luật sư bị bị cáo “quay mông” về phía mình khi hỏi bị cáo”. Cũng có quan điểm cho rằng phải có cảnh sát tư pháp để bảo vệ sự tôn nghiêm của tòa án vì hiện nay đây là vấn đề “nhức nhối” như một vị hội thẩm nhân dân bức xúc: “Hiện nay chúng ta chưa làm tốt việc này, vẫn còn cảnh những người tiến hành tố tụng bị người nhà bị cáo chửi mắng, thậm chí còn dùng hung khí để đe dọa, rượt chạy không còn gì là sự tôn nghiêm chốn pháp đình”. Cũng theo thẩm phán Trâm thì: “Ðể đảm bảo tranh tụng dân chủ, cần phải sắp xếp lại các vị trí của những người tiến hành tố tụng cũng như tham gia tố tụng cho phù hợp hơn. Lối đi của kiểm sát viên và HÐXX phải khác nhau, thời điểm bước vào phòng xét xử cũng khác nhau”.

Tuy nhiên, để có được những “chuẩn mực” như những gì mà chúng ta mong đợi thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố con người cũng như hoàn cảnh thực tế. Liệu với những gì mà chúng ta đã có hiện nay thì “phiên tòa mẫu” đã nằm trong tầm tay hay chỉ là niềm mơ ước!!!

 

 Ông Trịnh Minh Tân - Trưởng Phòng Kiểm sát xét xử hình sự VKSND TPHCM:

 

Phải mạnh dạn tuyên vô tội nếu thấy không có căn cứ để kết tội

Nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình thực hành quyền công tố tại phiên tòa của các kiểm sát viên là trình bày phần luận tội, đề nghị mức án theo tội danh viện kiểm sát (VKS) đã truy tố. Thông thường kiểm sát viên chỉ chú tâm vào việc “buộc tội” để bảo vệ quan điểm truy tố của VKS. Trong khi đó, trên thực tế, tại không ít phiên tòa lại có phát sinh tài liệu chứng cớ mới, mâu thuẫn với tài liệu thu thập được trong hồ sơ. Trong trường hợp này, kiểm sát viên phải chủ động đề nghị HÐXX hoãn phiên tòa để điều tra làm rõ. Nếu thấy không có căn cứ để kết tội bị cáo thì kiểm sát viên giữ quyền công tố đề nghị HÐXX tuyên bố bị cáo vô tội. Tôi nghĩ trong các “phiên tòa mẫu”, kiểm sát viên phải khẳng định rõ vai trò của mình tại tòa: Tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó! Tránh tình trạng cứ rập khuôn, máy móc theo những gì đã chuẩn bị trước khi tham gia xét xử, mà phải chủ động, linh hoạt đề nghị thay đổi theo hướng có lợi cho bị cáo theo quy định của pháp luật.

Xuân Hòa

Luật sư Nguyễn Minh Tâm: 

Phiên tòa mẫu”: Phải hội đủ 4 điều kiện

Ðó là:

1 - Tính uy nghiêm của phiên tòa

2 - Tính dân chủ: Tức là HÐXX phải tạo mọi điều kiện để đảm bảo cho những người tham gia tố tụng thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình kể cả những quyền của các bị cáo. Thẩm vấn phải thể hiện đúng tính chất của nó. Tức là tòa hỏi bị cáo trả lời không được gợi ý, không được đe dọa hoặc không được có lời lẽ thể hiện ý định chủ quan của HÐXX. Phải tôn trọng và lắng nghe các ý kiến quan điểm, luận cứ của luật sư.

3 - Thể hiện văn hóa nơi pháp đình: Chủ tọa với vai trò là người cầm cân nảy mực, công minh, không được để cảm xúc cá nhân chi phối. Luôn luôn ý thức được là mình là nhân danh quyền lực Nhà nước để phán xét số phận pháp lý của bị cáo.

4 - Nghị án phải đảm bảo đúng pháp luật về nghị án: Tránh bệnh hình thức, phải đảm bảo dân chủ trong nghị án. Bản án được viết ra nhất thiết phải có đánh giá xác thực những quan điểm, luận cứ của luật sư và đại diện VKS. Nếu bác bỏ phải lập luận cho thuyết phục.

Ngoài ra, với “phiên tòa mẫu” thì vị trí, vai trò của luật sư sẽ được tôn trọng, các luật sư sẽ tận tâm làm hết trách nhiệm của mình góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật. Bản án được tuyên từ “phiên tòa mẫu” sẽ khiến cho người bị kết án tâm phục, khẩu phục và tính giáo dục của bản án sẽ có ý nghĩa rất to lớn đối với người phạm tội.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo