xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ oan sai ở Sóc Trăng: Tha nhầm... hung thủ!

Bài và ảnh: Công Tuấn

Sau khi vụ án xảy ra, hung thủ và đồng phạm đã được cơ quan điều tra mời đến lấy lời khai, nhiều vật dụng tại hiện trường là của 2 đối tượng này nhưng nghi can lại không bị phát hiện

Vụ án giết tài xế xe ôm Lý Văn Dũng (ngụ thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã khép lại sau khi hung thủ bị pháp luật trừng phạt, 7 thanh niên hàm oan được bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người Lao Động, khi vụ án xảy ra, cơ quan điều tra đã mời hung thủ lên làm việc nhưng lại cho về và từ đây mới dẫn đến oan sai (Báo Người Lao Động đã nhiều lần thông tin).

Nhiều nghi vấn bị bỏ qua

Theo đó, ngày 10-12-2013, ông Nguyễn Hoàng Phú - nguyên Phó trưởng Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) kiêm Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng - đã ký bản báo cáo về quá trình điều tra vụ án giết người xảy ra ngày 5-7-2013 tại ấp Lâm Dồ, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề.

 

img

 

Trong báo cáo thể hiện: đồ vật, tài liệu thu được tại hiện trường vụ án gồm 2 nón kết màu đen, 1 nón bảo hiểm màu đen, 2 quần lót, áo khoác màu trắng - xanh… Ngày 9-7-2013, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định phân công điều tra viên tham gia vụ án gồm thiếu tá Nguyễn Hoàng Quân (hiện là bị can trong vụ án dẫn đến 7 thanh niên bị oan sai), đại úy Lâm Văn Kết và đại úy Tô Huy Thông. Ngày 22-7-2013, VKSND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định phân công 2 kiểm sát viên tham gia vụ án này, gồm Phạm Văn Núi (hiện là bị can trong vụ án dẫn đến 7 thanh niên bị oan sai) và Trần Thanh Điệp.

Sau đó, PC45 cùng Công an huyện Trần Đề làm việc với nhiều người liên quan đến vụ án. Trong đó, cơ quan công an có mời Phan Thị Kim Xuyến (SN 1998, ngụ thị trấn Trần Đề) và Lê Mỹ Duyên (SN 2000, ngụ tỉnh Kiên Giang) đến lấy lời khai. Sau đó, cơ quan công an lại cho Duyên và Xuyến ra về.

Ngày 11-7-2013, bà Lý Thị Hạnh (SN 1957, ngụ xã Đại Ân 2) cung cấp thông tin cho cơ quan điều tra: Khoảng 0 giờ ngày 5-7-2013, khi đang ngủ trong nhà, Trần Hol (SN 1986) và Thạch Sô Phách (SN 1987) đến kêu cửa nhiều lần nhưng bà không mở. Thấy vậy, Hol nói “lộn nhà rồi”. Phách hỏi “có công an không?” thì Hol trả lời “không sao”. Lúc này, bà thấy Phách cầm 2 con dao bỏ vào cốp xe máy rồi chở Hol đi. Từ đây, cơ quan điều tra tập trung vào nhóm của Phách.

Ngày 12-7-2013, tại cơ quan công an, Phách khai nhận có mặt tại hiện trường lúc xảy ra vụ án nhưng chỉ chứng kiến chứ không tham gia đánh nạn nhân. Từ lời khai này, cơ quan điều tra lần lượt mời Hol, Trần Cua (SN 1991), Nguyễn Thị Bé Diễm (SN 1986), Trần Văn Đỡ (SN 1986), Thạch Mươl (SN 1988) và Khâu Sóc (SN 1987) đến PC45 làm việc.

Ngày 13-7-2013, tại PC45, Phách khai nhận có tham gia đuổi đánh ông Dũng nên cơ quan điều tra lập biên bản đầu thú đối với Phách. Cùng ngày, Diễm thừa nhận có mặt tại hiện trường lúc xảy ra vụ án và khai ra các đối tượng có liên quan. Cơ quan điều tra lập biên bản đầu thú đối với Diễm. Tại PC45, Hol, Cua và Đỡ lần lượt thừa nhận hành vi phạm tội, riêng Mươl và Sóc phủ nhận, đồng thời đưa ra những bằng chứng ngoại phạm. Khi cơ quan điều tra cho nhận dạng quần lót thu tại hiện trường, Diễm thừa nhận là của mình đánh rơi (!?).

Ngày 14-7-2013, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ra lệnh bắt khẩn cấp Hol, Cua, Đỡ, Mươl và Sóc. Đến ngày 21-7-2013, Hol, Cua, Mươl, Sóc, Đỡ và Phách bị khởi tố, bắt giam về tội “Giết người”. Diễm cũng bị khởi tố, bắt giam nhưng về tội “Không tố giác tội phạm”.

Báo cáo còn ghi rõ trong quá trình điều tra, chỉ có Đỡ thừa nhận đâm nạn nhân Dũng 1 dao vào ngực, các bị can khác đều không thừa nhận đâm nạn nhân và còn nhiều vấn đề cần làm rõ, như “vật chứng thu tại hiện trường từ đâu ra, những vết đâm trên người nạn nhân do ai thực hiện, lời khai của các bị can có nhiều mâu thuẫn, nguyên nhân vì sao sát hại nạn nhân...?”. Tuy nhiên, lúc đó, những nghi vấn không được làm sáng tỏ.

“Lọt lưới” hơn 4 tháng

Theo báo cáo, sau khi vụ  án xảy ra hơn 4 tháng, ngày 18-11-2013, Lê Mỹ Duyên đến Công an xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, TP HCM đầu thú về hành vi giết nạn nhân Lý Văn Dũng và khai Phan Thị Kim Xuyến có tham gia vụ này. Tiếp đó, ngày 21-11-2013, Xuyến đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận đã cùng Duyên giết ông Dũng để cướp tài sản. Cả 2 còn thừa nhận do có quan hệ đồng tính với nhau nên Xuyến rủ Duyên về nhà bà ngoại của Xuyến ở huyện Trần Đề chơi. Vì cần tiền tiêu xài, Xuyến và Duyên mang dao đi cướp. vào khoảng 21 giờ ngày 5-7-2013, cả 2 gọi ông Dũng chở đi. Khi đến ấp Lâm Dồ, thấy vắng vẻ, Xuyến bảo dừng xe để đi tiểu. Lợi dụng lúc ông Dũng mất cảnh giác, cả 2 dùng dao đâm khiến nạn nhân tử vong sau đó. Duyên định cướp xe nạn nhân nhưng do đường xấu, khó chạy nên để lại rồi cùng Xuyến bỏ trốn. Lúc đó, cả 2 bỏ lại 2 quần lót, 2 nón, áo khoác mà cơ quan điều tra thu được tại hiện trường.

Sau đó, Xuyến bị TAND tỉnh Sóc Trăng tuyên phạt 12 năm tù. Do lúc gây án chưa đủ 14 tuổi nên Duyên được đưa vào trường giáo dưỡng.

Sau khi được trả tự do, 7 thanh niên bị hàm oan làm đơn tố giác rằng họ đã bị cán bộ, điều tra viên dùng nhục hình dưới nhiều hình thức nên buộc phải khai nhận tham gia giết ông Dũng.

Từ đó, ngày 4-8-2014, Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Dùng nhục hình” và “Bức cung”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo