xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vụ xà xẻo tiền trợ giá: Sẽ xử lý cán bộ sai phạm

QUÝ HIỀN - THU HỒNG

Lãnh đạo Sở GTVT TP HCM đề xuất thay thế toàn bộ ban lãnh đạo Trung tâm Quản lý - Điều hành vận tải hành khách công cộng vì để xảy ra sai phạm trong hoạt động trợ giá xe buýt

Đảng ủy Sở GTVT TP HCM đề xuất điều động ông Lê Hải Phong, Giám đốc Trung tâm Quản lý - Điều hành vận tải hành khách công cộng và 2 phó giám đốc là ông Văn Công Điểm, ông Nguyễn Lâm Hải về sở để nhận nhiệm vụ khác. Đồng thời, tổ chức kiểm điểm, xem xét xử lý vi phạm phó giám đốc Sở GTVT phụ trách mảng vận tải; tập thể các phòng và trưởng, phó Phòng Tài chính kế toán, Phòng GTVT đường bộ cùng cán bộ, công chức liên quan với trách nhiệm được giao.

Sai phạm liên tục, kéo dài

Sau khi thanh tra công tác trợ giá hoạt động xe buýt tại Trung tâm Quản lý - Điều hành vận tải hành khách công cộng, báo cáo mới nhất gửi lãnh đạo UBND

TP HCM, giám đốc Sở GTVT và Đảng ủy sở thừa nhận việc quản lý, điều hành trợ giá xe buýt từ ngân sách nhà nước còn nhiều thiếu sót, sai phạm diễn ra liên tục nhiều năm liền. Việc thanh tra này dựa trên cơ sở Báo Người Lao Động đăng loạt bài Từ 1-1-2014: Xe đưa rước học sinh tạm nghỉ và Xà xẻo tiền trợ giá cùng một số thông tin trên các báo khác.

Xe buýt đưa rước học sinh hoạt động trên địa bàn TP HCM Ảnh: THU HỒNG

Xe buýt đưa rước học sinh hoạt động trên địa bàn TP HCM Ảnh: THU HỒNG

Theo Sở GTVT TP HCM, đối với việc trợ giá xe buýt tại trung tâm từ năm 2011 đến nay, sai phạm trong hoạt động trợ giá đưa rước học sinh là nghiêm trọng. Trung tâm đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, không thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đối chiếu thường xuyên, để các doanh nghiệp ký hợp đồng vận chuyển tự “vẽ” số lượng hành khách được trợ giá gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Theo kết quả thanh tra của Thanh tra Sở GTVT TP HCM trước đó, tại Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1) và Trường THCS Ngô Tất Tố (quận Phú Nhuận) có dấu hiệu kê khống thêm sản lượng vận chuyển học sinh để quyết toán. Nghiêm trọng hơn, như phản ánh của Báo Người Lao Động, tại Trường Tiểu học Bàu Sen (quận 5), thanh tra sở phát hiện sản lượng vận chuyển học sinh hoàn toàn khống vì trường không có hợp đồng vận chuyển đưa rước học sinh với đơn vị vận tải là HTX Phương Lâm. Qua đó cho thấy HTX này có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc giả mạo chữ ký, con dấu của Trường Tiểu học Bàu Sen để lập hồ sơ chiếm đoạt tiền trợ giá đưa rước học sinh năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, gây thiệt hại ngân sách nhà nước 214 triệu đồng.

Thất thoát tại những chuyến xe HTX Thành Long đảm nhận trong thời gian dài mà Báo Người Lao Động phản ánh hiện chưa thể làm rõ. Theo Thanh tra Sở GTVT TP HCM, do số trường quá nhiều (274), hồ sơ lưu trữ năm học cũ tại nhiều trường không đầy đủ nên không đủ điều kiện để làm rõ.

Siết chặt quản lý

Theo tìm hiểu của chúng tôi, sau khi thanh tra, việc thanh toán đối với hoạt động xe đưa rước học sinh diễn ra chậm và siết chặt hơn trước.

Một số xã viên thuộc HTX Thành Long (nay thuộc HTX Thanh Sơn) cho biết số tiền trợ giá họ nhận được đã giảm hơn 50% so với trước và không rõ cách tính toán thế nào. Sở GTVT đã tạm thời chấm dứt việc đặt hàng và nghiệm thu, thanh toán theo hình thức cũ đối với xe đưa rước học sinh và công nhân kể từ tháng 1-2014 để chờ phương án mới quản lý chặt chẽ hơn.

Tại một số HTX có xe đưa rước học sinh như Quyết Tiến, Thanh Sơn…, công tác giám sát số lượng học sinh cũng chặt chẽ hơn trước qua nhà trường, HTX và cả Trung tâm Quản lý - Điều hành vận tải hành khách công cộng.

Không chỉ tính toán lại mức trợ giá đối với xe đưa rước học sinh, Sở GTVT còn khảo sát để xác định lại khối lượng thực tế trên các tuyến xe buýt trọng yếu của TP HCM nhằm điều chỉnh sản lượng vận chuyển. Những tuyến không hiệu quả sẽ giải thể để chấm dứt tình trạng xé vé khống.

Một cán bộ Sở GTVT TP HCM nhận xét: “Do tâm lý chạy theo thành tích, chỉ tiêu nên dù nhiều tuyến không bảo đảm sản lượng nhưng trung tâm vẫn không khảo sát lại để điều chỉnh cho phù hợp. Chính tâm lý này đã tạo kẽ hở cho doanh nghiệp vận tải dễ dàng vi phạm”.

Ngoài việc rà soát lại luồng, tuyến, Sở GTVT TP HCM còn nghiên cứu đề xuất UBND TP nhiều nhóm giải pháp khác nhằm giảm phần nào trợ giá và lấy lại hình ảnh cho xe buýt. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và kêu gọi xã hội hóa, khai thác các nguồn thu như quảng cáo trên thân xe buýt, các trạm dừng, nhà chờ...

Xe đưa rước công nhân cũng sai phạm

Theo kết quả thanh tra, hoạt động trợ giá cho xe đưa rước công nhân đối với Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn (Sài Gòn Bus) cũng xảy ra nhiều sai phạm. Kiểm tra 81 hợp đồng vận chuyển trên 166 tuyến được ký kết giữa Sài Gòn Bus và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ đưa rước công nhân năm 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, 79 hợp đồng có nội dung thỏa thuận: “Khi giá xăng dầu tăng hoặc giảm từ 1.000 đồng/lít so với thời điểm thỏa thuận giá gần nhất thì hai bên sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm giá thuê xe”.

Như vậy, khi nhiên liệu tăng - giảm thì Sài Gòn Bus và các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá thuê xe tương ứng với số khối lượng nhiên liệu đã sử dụng. Tuy nhiên, Trung tâm Quản lý - Điều hành vận tải hành khách công cộng thiếu kiểm tra nội dung hợp đồng này nên đã thanh toán cho Sài Gòn Bus chi phí nhiên liệu phát sinh khi giá xăng dầu tăng dù đơn vị này đã nhận tiền từ các doanh nghiệp, với tổng số tiền là 3,7 tỉ đồng.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo