xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xấu hổ và hành động

Phạm Hồ

Tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3, TP HCM hôm 5-12, khi nhìn nhận về công tác phòng chống tham nhũng ở nước ta, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã phải thốt lên: “Không thể chấp nhận được!”.

Chủ tịch nước cũng cho hay ông cảm thấy buồn và xấu hổ khi trên bảng thống kê về tham nhũng của thế giới, Việt Nam bị xếp trên 100. “Tình hình hết sức nghiêm trọng” - Chủ tịch nước nhấn mạnh và thừa nhận trách nhiệm chưa tròn của các cơ quan nhà nước trong phòng chống tham nhũng.

Nỗi niềm trên cũng là của chính người dân khi thời gian qua, tình trạng tham nhũng xảy ra nhiều nhưng việc phát hiện, xử lý quá ít. Tham nhũng có thể thấy hằng ngày, biểu hiện dưới nhiều hình thức, như trêu ngươi trước mắt người dân nhưng dường như đối với các cơ quan chống tham nhũng thì lại quá xa vời. Khi các vụ việc bị phát hiện, xử lý thì hành vi tham nhũng đôi khi được khoác cho cụm từ đơn giản và nhẹ nhàng như “thiếu trách nhiệm”, “năng lực hạn chế”… để rồi chủ yếu kiểm điểm, rút kinh nghiệm, cảnh cáo.

Một thành phố lớn như Hà Nội mà kết quả hoạt động tự kiểm tra nội bộ của các cơ quan, tổ chức trong năm 2015 lại không phát hiện trường hợp nào có dấu hiệu tội phạm tham nhũng. Thế nhưng, Thanh tra Hà Nội lại phát hiện sai phạm hơn 1.170 tỉ đồng. Cơ quan này kiến nghị xử lý trách nhiệm, rút kinh nghiệm 119 tập thể, 80 cá nhân bởi… thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý.

“Kết quả” trên sẽ làm cho bất kỳ người dân nào cũng phải lo lắng và phần nào hiểu được cảm nhận của Chủ tịch nước về vấn đề tham nhũng.

Tham nhũng đã trở thành nỗi bức xúc của người dân trong nhiều năm qua, làm giảm tốc độ phát triển của đất nước. Tình trạng này nếu kéo dài và âm ỉ sẽ tạo nên mất niềm tin trong nhân dân. Thế nhưng, các báo cáo của những cơ quan phòng chống tham nhũng đều khá “đẹp” dù Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp hạng cảm nhận tham nhũng tại Việt Nam ở vị trí trên 100.

Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai lạc hậu và nghèo khó. Lãnh đạo và cả người dân đồng lòng gầy dựng, cải biến đất nước và con người để trở thành một quốc gia cường mạnh như hiện nay. Singapore cũng vậy. Những ngày đầu lập quốc, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã nặng lòng trăn trở với nỗi khổ nhọc của người dân và đưa ra nhiều cải cách quan trọng. Đến nay, đất nước này trở thành một trong những quốc gia phát triển nhất châu Á và nằm trong tốp ít tham nhũng nhất thế giới.

Xấu hổ chỉ có giá trị khi biến thành động lực để cải tổ. Nỗi xấu hổ trong câu chuyện tham nhũng ngày nay cần trở thành động lực bài trừ những “con sâu” của bộ máy nhà nước. Phòng thủ đất nước không chỉ là trang bị vũ khí hiện đại mà phải có thế trận lòng dân. Cũng cần có thêm nhiều người dám tố cáo, đấu tranh phòng chống tham nhũng nếu có ở chính cơ quan, đơn vị, địa phương của mình; đừng xem hành vi tham nhũng trở thành điều bình thường trong xã hội.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo