xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Xe tải né đường cao tốc

Bài và ảnh: Xuân Hoàng

Sau một tháng đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây được thông xe, đoạn qua tỉnh Đồng Nai vẫn vắng hoe, trong khi Quốc lộ 1 đang được cải tạo thì ùn ùn từng đoàn xe tải

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, trong nhiều ngày qua, kể từ khi thông xe toàn tuyến, đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây đoạn dài 31 km từ Quốc lộ 51 (huyện Long Thành) đến Quốc lộ 1 (huyện Thống Nhất) của tỉnh Đồng Nai vẫn vắng vẻ; phần lớn chỉ có các loại xe du lịch, ô tô cá nhân lưu thông.

Xe tải, xe khách nối đuôi nhau trên Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Đồng Nai
Xe tải, xe khách nối đuôi nhau trên Quốc lộ 1 qua địa bàn tỉnh Đồng Nai

Nhanh nhưng phí cao

Trong khi đó, ở tuyến Quốc lộ 1, con đường được hy vọng sẽ bớt phải chịu áp lực vận chuyển khi tuyến cao tốc hiện đại hoàn thành lại vẫn tấp nập, thậm chí ùn ứ vì xe tải, xe khách qua lại theo cả 2 chiều Nam - Bắc. Đặc biệt, ở những đoạn đường đông dân cư như ngã tư Dầu Giây, điểm nối đường tránh TP Biên Hòa thuộc địa bàn 2 huyện Thống Nhất, Trảng Bom, vào giờ cao điểm nhiều lúc kẹt xe nghiêm trọng.

Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy hầu hết xe tải tư nhân, doanh nghiệp vận tải từ phía Bắc hoặc Quốc lộ 20 vận chuyển hàng hóa, vật liệu về cảng Gò Dầu (huyện Long Thành) vẫn đi theo Tỉnh lộ 769 đến Quốc lộ 51 dù hệ thống đường cao tốc cũng gần như song song với lộ trình này.

Ở các tuyến từ phía Bắc hoặc tỉnh Lâm Đồng về quận 9, Thủ Đức, huyện Củ Chi (TP HCM) hoặc tỉnh Bình Dương, các chủ xe tải cũng chọn Quốc lộ 1. Theo họ, lộ trình này vẫn gần hơn và tránh được các trạm thu phí đường cao tốc với giá vé cao. Không chỉ xe tải, các chủ xe khách cũng chọn lộ trình Quốc lộ 1 vì lượng khách và bến bãi ổn định.

Tiếp xúc với chúng tôi, một chủ doanh nghiệp vận tải có hơn 10 đầu xe chuyên chở vật liệu từ phía Bắc vào cảng Gò Dầu và ngược lại cho biết ông chọn lộ trình theo Quốc lộ 1 vì đi vào đường cao tốc thuận tiện hơn, nhanh hơn và rút ngắn được khoảng 10 km nhưng phải trả mức phí cao hơn rất nhiều lần (mỗi xe qua trạm mất 240.000 đồng, cả đi và về mất 480.000 đồng trên quãng đường 31 km).

“Chúng tôi vẫn chọn Quốc lộ 1 vì khi so sánh đi và về phía Thủ Đức, Củ Chi, Bình Dương… thì quãng đường vẫn gần hơn so với đường cao tốc. Vả lại, giá vé thu phí đường cao tốc cao quá khiến chúng tôi không tiết kiệm được…” - một chủ xe tải chuyên chở hoa quả từ tỉnh Lâm Đồng về chợ đầu mối Thủ Đức nói.

Tình huống đã lường trước

Việc xe tải, xe khách tránh đường cao tốc khiến áp lực trên Quốc lộ 1 lâu nay không được giải tỏa mà còn phát sinh thêm một số vấn đề khác vì đang được cải tạo, chưa hoàn thiện. Phần đường chính những đoạn đã được cải tạo, thi công xong thì gắn dải phân cách cứng, theo cơ quan chuyên môn là để tránh tai nạn đối đầu gây thương vong lớn. Tuy nhiên, nhiều người dân lại nhìn thấy không ít bất cập từ thực trạng này.

“Dải phân cách cứng, làn đường một chiều được phân chia bằng vạch liền, khoảng cách các điểm quay đầu xe nằm cách xa nhau nên nếu một xe đi chậm là cả đoàn phải ùn ứ ở phía sau, không được vượt. Trong khi đó, xe máy từ các khu dân cư vào giờ tan tầm cứ “linh động” đi ngược chiều, vi phạm luật giao thông vì điểm quay đầu cách xa, không có đường phụ 2 bên, tạo nên cảnh rất lộn xộn và nguy hiểm…” - một người dân nói.

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Bôn, Chánh Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh Đồng Nai, cho biết việc phân làn, dựng biển báo ở các tuyến quốc lộ không do tỉnh quản lý song đơn vị có trách nhiệm phối hợp giám sát.

Theo ông Bôn, xe tải, xe khách chọn lộ trình nào là “quyền tự do” của đơn vị vận tải; còn để định hướng được theo sự phát triển hạ tầng là việc của các đơn vị nghiên cứu, quản lý, khai thác dịch vụ đường cao tốc. Đối với tình hình lộn xộn, bất cập trên Quốc lộ 1, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã giao Cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu, điều chỉnh.

Theo bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó Giám đốc Công ty CP Dịch vụ đường cao tốc Việt Nam, sở dĩ xảy ra tình trạng trên là vì phí đường cao tốc cao hơn nên các đơn vị vận tải tránh lưu thông chứ không có nguyên nhân nào khác. Đây cũng là tình huống mà đơn vị đã lường trước và đang có các phương pháp điều chỉnh.

“Việc xe tải, xe container tránh đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây ảnh hưởng ít nhiều về kế hoạch khai thác. Tuy nhiên, chúng tôi đã có các nghiên cứu để đưa ra hướng xử lý phù hợp” - bà Phương nói.

 

Xe máy vào đường cao tốc... ngắm cảnh

Theo các đơn vị quản lý tuyến cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây, từ khi công trình này thông xe, thỉnh thoảng vẫn có những xe máy cố tình chạy vào. Tại điểm tiếp giáp Quốc lộ 51, ngoài việc dựng biển báo cấm xe máy còn có lực lượng hướng dẫn sử dụng cao tốc. Thế nhưng, gần đây vẫn xảy ra việc một thanh niên chạy xe máy lên đường cao tốc gầm rú và gây ra tai nạn. “Nhiều thanh niên bất chấp nguy hiểm, cố tình đi vào đường cao tốc chỉ để... ngắm cảnh” - bà Nguyễn Thị Hoài Phương cho biết.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo