xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cấm cản trở phổ biến Quốc kỳ, Quốc ca

VĂN DUẨN - MINH CHIẾN

Việc quy định sử dụng phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca trong dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết, bảo đảm sự tôn nghiêm của các biểu tượng quốc gia, quyền hưởng thụ của người dân

Ngày 31-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV đã thảo luận về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Bảo đảm sự tôn nghiêm của quốc gia

Việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca được quy định trong dự thảo luật là vấn đề được nhiều đại biểu (ĐB) quan tâm, dành thời gian thảo luận. ĐB Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) cho rằng trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế sâu rộng, các hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế diễn ra thường xuyên, việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca tại các sự kiện chính trị, kinh tế - xã hội, hoạt động thể dục thể thao trong và ngoài nước, trên không gian mạng ngày càng phổ biến.

Theo ĐB Phạm Văn Hòa, vừa qua có sự đáng tiếc đã xảy ra trong sự kiện thể thao quốc tế về Quốc ca, đó là sự vi phạm tôn nghiêm của quốc gia. Cho nên, việc cấm tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ, không ngăn chặn, cản trở, phổ biến sử dụng Quốc huy, Quốc kỳ, Quốc ca là rất cần thiết.

Ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cũng đồng tình khi dự thảo luật quy định: Tổ chức, cá nhân thực hiện quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Việt Nam không được ngăn chặn, cản trở việc phổ biến, sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca. "Với quy định này, chúng ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để xử lý các trường hợp từng xảy ra như vừa qua là truyền hình trực tiếp nhưng ngắt tiếng Quốc ca" - ông Tùng nhấn mạnh.

Liên quan đến đề xuất thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (điều 211, Luật Sở hữu trí tuệ), nhiều ĐB tán thành phương án không thu hẹp đối tượng, giữ nguyên như luật hiện hành. ĐB Nguyễn Văn Thi (tỉnh Bắc Giang) cho rằng việc áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với tất cả hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là hợp lý vì thủ tục đơn giản, nhanh, kịp thời ngăn chặn các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ. Còn theo ĐB Dương Tấn Quân (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp xử phạt vi phạm chính đã có những ưu điểm vượt trội so với việc giải quyết thủ tục tố tụng hình sự.

Cấm cản trở phổ biến Quốc kỳ, Quốc ca - Ảnh 1.

Đại biểu Phạm Văn Hòa (tỉnh Đồng Tháp) đồng tình với quy định cấm cản trở phổ biến Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc caẢnh: Nguyễn Nam

Thay đổi nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình

Chiều cùng ngày, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Phòng chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Phát biểu tại tổ, ĐB Trình Lam Sinh (tỉnh An Giang) nêu thực trạng bạo lực gia đình có xu hướng gia tăng, tính chất nghiêm trọng hơn và khó xử lý. Có những vụ việc rất nghiêm trọng, thời gian xử lý lâu nhưng mức phạt chưa bảo đảm tính răn đe. Dẫn báo cáo của Chính phủ nêu số liệu cứ 30 phụ nữ thì có một người bị bạo lực thể xác, tình dục, trong số đó 90% là không dám, không muốn nhờ pháp luật xử lý, ĐB Sinh đề nghị cơ quan soạn thảo quy định rõ hơn về trách nhiệm của chính quyền cơ sở, cụ thể là chủ tịch UBND xã, về việc xử lý các vụ việc bạo lực gia đình.

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, việc xây dựng dự thảo luật này rất khó, bởi phạm vi rộng, nói về hành vi thì dễ nhưng cụ thể hóa thành công vụ pháp luật thì không hề đơn giản. Cụ thể như bạo lực thể xác, kinh tế có thể nhận ra được, còn bạo lực tinh thần thì rất khó xác định. Cơ quan soạn thảo đã lựa chọn ra 18 hành vi được quy vào bạo lực gia đình. Tuy nhiên, trong thực tiễn còn những hành vi khác nên Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng mong muốn các ĐB góp ý, nhất là vấn đề bạo lực tinh thần.

Người đứng đầu Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cũng góp ý đối tượng điều chỉnh cần hướng vào nhóm yếu thế như trẻ em, người già, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng thời chú ý đến yếu tố trách nhiệm của cộng đồng, con người. "Nếu cứ "đèn nhà ai nấy rạng" thì không thể phòng chống bạo lực gia đình. Bên cạnh đó, cần thiết kế thế nào để phát huy được vai trò xã hội hóa trong việc phòng chống bạo lực gia đình" - Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu quan điểm.

Tham gia thảo luận tại các tổ về dự án luật này, ĐB Phạm Đức Ấn (TP Hà Nội) lưu ý khi xây dựng dự án luật, điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức về phòng chống bạo lực gia đình, làm thế nào để người dân vượt qua được rào cản tâm lý, dám lên tiếng trước các hành vi bạo lực gia đình. Trên thực tế, theo ĐB Ấn, con cái có dám tố cáo cha mẹ, vợ có tố cáo chồng hay không, việc này thuộc về thay đổi nhận thức thì khi thực thi luật mới có hiệu quả. 

Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội

Theo chương trình của kỳ họp, dự kiến ngày 1-6, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2022; tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của nghị quyết này. Sau đó, các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐB nêu.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo