xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cảng cá kêu cứu vì bị bồi lấp

VĨNH GIA - ĐỨC ANH - ĐỨC NGHĨA

Tình trạng luồng lạch ra vào cảng cá ở miền Trung bị bồi lấp nghiêm trọng, đã ảnh hưởng rất nhiều tới mọi hoạt động của ngư dân, khi các chuyến ra khơi phải phụ thuộc vào thủy triều

Là một trong hai cảng cá lớn của tỉnh Hà Tĩnh, cảng cá Xuân Hội (xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân), được đầu tư xây dựng từ năm 2009, đưa vào sử dụng từ năm 2012. Đây là điểm kết nối giữa nguồn thủy hải sản do ngư dân đánh bắt với khâu kinh doanh và dịch vụ hậu cần nghề cá của người dân địa phương. Tuy nhiên, thực trạng luồng lạch ra vào cảng cá này đang ngày càng bị bồi lấp khiến mọi hoạt động của ngư dân gặp nhiều khó khăn.

Cồn cát "giữ chân" tàu thuyền

Có mặt tại cảng cá Xuân Hội (xã Xuân Hội) chúng tôi ghi nhận rất nhiều tàu, thuyền lớn nhỏ của ngư dân đang mắc cạn khi thủy triều xuống, luồng lạch dẫn vào cầu cảng của cảng cá Xuân Hội nhanh chóng nổi lên các cồn cát. Nếu muốn ra khơi chỉ còn biết chờ đợt thủy triều lên của ngày hôm sau mới di chuyển được.

Ngao ngán nhìn chiếc thuyền của gia đình đang bị "giữ chân" bởi mấy cồn cát, ngư dân Đậu Văn Khoa (ngụ thôn Thái Phong, xã Xuân Hội) cho hay tình trạng luồng lạch ra vào cảng bị bồi lấp nghiêm trọng đã diễn ra khoảng vài năm trở lại đây. Cũng theo ngư dân này, đã có nhiều trường hợp tàu bị mắc cạn còn bị gãy chân vịt hoặc nghiêng tàu, gây hư hỏng các thiết bị trên tàu.

Cảng cá kêu cứu vì bị bồi lấp - Ảnh 1.

Một chiếc thuyền bị mắc cạn tại cảng cá Xuân Hội, Hà Tĩnh Ảnh: VĨNH GIA

Trong khi đó, cửa biển Tam Quan (tỉnh Bình Định) cũng bị bồi lấp ngày càng nghiêm trọng khiến ngư dân địa phương than trời. Ông Nguyễn Minh Khải, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá và dịch vụ đô thị thị xã Hoài Nhơn - đơn vị trực tiếp quản lý cảng cá Tam Quan, cho biết từ ngày 17 đến 22 âm lịch hằng tháng, cảng cá Tam Quan có khoảng 1.000 - 1.200 tàu neo đậu. Hằng ngày, cảng còn tiếp nhận trên 400 tàu khai thác cá ngừ đại dương cập bờ bán sản phẩm, nhưng mấy năm gần đây tất cả các chỉ số trên đang giảm. Nguyên nhân là bởi gần đây khu vực ra vào cảng thường xuyên bị bồi lấp, khiến mỗi năm có đến 10 - 15 tàu cá bị mắc cạn tại cửa biển Tam Quan, gây thiệt hại lớn cho ngư dân và phương tiện hoạt động nghề cá. Chính vì vậy, nhiều tàu cá địa phương phải đến cảng Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi) neo đậu. Điều này khiến các hoạt động ở cảng này, từ mua bán hải sản, cung cấp nhiên liệu, hàng hóa đều thất thu, thiệt hại lớn về kinh tế cho địa phương.

Cảng cá kêu cứu vì bị bồi lấp - Ảnh 2.

Cửa biển Tam Quan (Bình Định) ngày càng bồi lấp nghiêm trọng. Ảnh: ĐỨC ANH

Theo nhiều ngư dân, tình trạng bồi lấp ở cửa biển Tam Quan ngày càng nghiêm trọng. Cát bồi lấp quá lớn dẫn tới luồng lạch ra vào cửa biển thu hẹp đến mức không đủ chỗ để tàu quay đầu. Tàu công suất lớn hành nghề câu cá ngừ đại dương hoặc mành chụp muốn ra vào khu neo đậu phải thuê tàu lai dắt.

Cát bồi lấp nặng ở cửa biển, đặc biệt là tại vị trí đầu kè chắn sóng nên ngư dân phải di chuyển tàu qua khu vực bãi con, cạnh núi Trường Xuân. Song, khu vực này sóng gió khá lớn, tàu ra vào rất nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Bế tắc phương án xử lý (?!)

Ông Bùi Tuấn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các cảng cá tỉnh Hà Tĩnh, cho hay cảng cá Xuân Hội được thiết kế cầu cảng dài 128 m, chiều sâu luồng 4,1 m. Tuy nhiên, do bồi lấp qua nhiều năm, hiện nay cầu cảng có 4 nhịp thì chỉ còn sử dụng được 1 nhịp (1/4 chiều dài cầu cảng). Dù cảng cá này có thể đón tàu trên 400 CV cập cảng nhưng thực tế hiện nay chỉ có tàu dưới 50 CV mới ra vào được cảng do luồng lạch quá cạn.

"Tình trạng luồng lạch cảng bị bồi lấp là do từ khi đưa vào hoạt động đến nay chưa được triển khai các lần nạo vét lại, bên cạnh đó phương án duy tu bảo dưỡng hằng năm cũng không được làm thường xuyên cộng theo đó là sự biến đổi khí hậu khiến dòng chảy thay đổi kéo theo khối lượng cát rất lớn bồi lấp luồng cảng" - ông Sơn nói.

Về phương án giải quyết tình trạng luồng cảng bị bồi lấp, ông Sơn cho hay nhiều năm nay đã có báo cáo và trình phương án xử lý lên UBND tỉnh Hà Tĩnh. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí để nạo vét luồng lạch là rất lớn chỉ có nguồn ngân sách của tỉnh hoặc trung ương thì mới có thể triển khai. Nhưng hiện tại mọi phương án vẫn đang bế tắc.

Trong khi đó, trước tình trạng bồi lấp cửa biển Tam Quan, ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, cho biết địa phương đã mời cả nhà khoa học tìm "kế sách" giải quyết tình trạng cửa biển Tam Quan bị cát bồi lấp. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có giải pháp nào khả thi, bền vững. Công việc hiện nay chỉ là nạo vét khơi thông luồng mang tính tạm thời.

Mới đây, tại buổi làm việc với đoàn công tác do Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng dẫn đầu, địa phương tiếp tục đề xuất lãnh đạo tỉnh này giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, nghiên cứu và đề xuất phương án xử lý đối với việc cửa biển Tam Quan bị bồi lấp ngày càng nghiêm trọng. 

Chưa được quan tâm đúng mức

Ông Lê Văn Sơn, Giám đốc Ban Quản lý cảng cá Quảng Trị, cho hay cảng cá Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh chính thức đưa vào hoạt động từ năm 2008, thu hút nhiều tàu cá trong và ngoại tỉnh cập cảng. Tuy nhiên, từ năm 2013 đến nay, cửa biển bị bồi lấp nghiêm trọng nên tàu thuyền không thể ra vào. Trước thực trạng này, Ban Quản lý cảng cá Quảng Trị đã có tờ trình gửi các cơ quan chức năng của tỉnh đề xuất nạo vét, thông luồng khẩn cấp để tàu, thuyền ra vào an toàn. Tuy nhiên, đến nay thực trạng trên vẫn chưa được quan tâm, giải quyết khiến ngư dân địa phương bức xúc.

Cảng cá kêu cứu vì bị bồi lấp - Ảnh 4.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo