xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chậm di dời cơ sở gây ô nhiễm

Bạch Huy Thanh

Hàng chục cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn 12 quận của TP Hà Nội sẽ phải di dời

Việc sắp xếp, di dời cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu dân cư trên địa bàn TP Hà Nội rất cấp thiết nhưng đang bị chậm, khiến nhiều người dân bức xúc.

90 cơ sở tại 12 quận phải di dời đợt 1

Ông Mai Trọng Thái, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TP Hà Nội, cho biết thực hiện di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường và không phù hợp với quy hoạch trên địa bàn 12 quận, đến nay sở đã phối hợp Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các quận rà soát, cập nhật hồ sơ - đợt 1, các cơ sở nhà đất do những doanh nghiệp (DN) đang sử dụng nhà, đất làm cơ sở sản xuất - phải di dời 90 cơ sở.

Những cơ sở này gồm: danh mục 81 cơ sở công nghiệp phải di dời theo quy hoạch xây dựng đô thị ra khỏi khu vực nội thành Hà Nội theo thẩm quyền phê duyệt danh mục của Thủ tướng, UBND thành phố báo cáo Thủ tướng phê duyệt danh mục, lộ trình di dời đến năm 2030; danh mục 9 cơ sở nhà, đất thuộc DN nhà nước không phù hợp quy hoạch đã được HĐND thành phố thông qua tại Nghị quyết số 17/NQ-HĐND ngày 8-7-2022.

Về danh mục 9 cơ sở nhà, đất phải di dời theo Nghị quyết 17 của HĐND thành phố, là những cơ sở nằm ở vị trí đắc địa, được xem là "đất vàng" như: Công ty In Báo Nhân Dân Hà Nội, Công ty TNHH một thành viên In Báo Hà Nội Mới, Nhà máy Bia Hà Nội - Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco), Tổng kho Xăng dầu Đức Giang, Công ty TNHH một thành viên Nhà xuất bản Nông nghiệp, Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam…

Chậm di dời cơ sở gây ô nhiễm - Ảnh 1.

Người dân kỳ vọng quỹ đất của các cơ sở sau khi di dời sẽ được Hà Nội sử dụng hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân Ảnh: HỮU HƯNG

Theo tìm hiểu, quỹ đất của các cơ sở này sau khi di dời sẽ được TP Hà Nội sử dụng vào nhiều mục đích. Ví dụ Nhà máy Bia Hà Nội tại số 183 Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình) có diện tích hơn 52.000 m2, đang hoạt động sản xuất và trưng bày giới thiệu sản phẩm, sẽ trở thành đất hỗn hợp, công cộng dành để xây trường THPT, nhà ở, bãi đỗ xe và trồng cây xanh; Nhà máy Xe lửa Gia Lâm - Công ty Vận tải Hành khách đường sắt Hà Nội tại số 551 Nguyễn Văn Cừ (quận Long Biên) hiện tọa lạc trên diện tích hơn 200.000 m2, được quy hoạch là đất công cộng thành phố; Tổng kho Xăng dầu Đức Giang tại số 26 Đức Giang (quận Long Biên) có diện tích hơn 159.000 m2, đang là bể chứa xăng dầu, theo quy hoạch sẽ có chức năng là đất hỗn hợp bao gồm nhà ở, cây xanh, đất bãi đỗ xe, đất công cộng và đường quy hoạch…

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Người Lao Động, việc di dời các cơ sở trên đang bị chậm. Hiện một số cơ sở trong danh mục phải di dời, dù đã dừng sản xuất nhưng vẫn để lại một số bộ phận hoặc hoạt động theo dạng văn phòng giới thiệu sản phẩm, gây lãng phí quỹ đất…

Di dời sớm - nhiều lợi ích

Theo UBND TP Hà Nội, việc di dời các cơ sở nhà, đất theo quy hoạch (đợt 1) nhằm làm cơ sở để các đơn vị, DN có kế hoạch và xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch, qua đó góp phần sử dụng đất hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; tạo thêm quỹ đất cho khu vực nội thành xây dựng các công trình công cộng, bảo đảm hạ tầng xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc và văn minh đô thị. Thời gian di dời các cơ sở trên là 5 năm kể từ khi nghị quyết của HĐND TP Hà Nội có hiệu lực.

"Hà Nội sẽ xây dựng lộ trình di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường không phù hợp quy hoạch, thành phố sẽ chọn 3 - 5 cơ sở để thực hiện trong năm 2023" - đại diện UBND TP Hà Nội khẳng định.

Chậm di dời cơ sở gây ô nhiễm - Ảnh 2.

Người dân kỳ vọng quỹ đất của các cơ sở sau khi di dời sẽ được Hà Nội sử dụng hiệu quả, vì lợi ích của nhân dân Ảnh: HỮU HƯNG

Liên quan vấn đề này, ông Đàm Văn Huân, Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội, khẳng định chủ trương di dời là cấp thiết, không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm mà còn tạo dư địa để phát triển kinh tế - xã hội, có điều kiện thực hiện các vấn đề liên quan đến dân sinh tốt hơn. Thời gian vừa qua, các sở, ngành đã tham mưu cho UBND thành phố giải quyết nhiều nội dung liên quan việc di dời các cơ sở trên… Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Để đẩy nhanh tiến độ, ông Đàm Văn Huân đề nghị Sở TN-MT khẩn trương tham mưu cụ thể hóa thành quyết định danh mục di dời - đây là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện; UBND thành phố sớm đẩy nhanh tiến độ kiện toàn ban chỉ đạo cấp thành phố, tiếp tục đề xuất các giai đoạn tiếp theo; UBND 12 quận khẩn trương rà soát, xác định tính pháp lý của các cơ sở thuộc diện phải di dời, có kế hoạch rà soát, đề xuất theo giai đoạn để HĐND thành phố thông qua danh mục.

Luật sư Trần Văn Toàn, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, cho rằng đây là nhiệm vụ cấp thiết, Hà Nội cần xây dựng hành lang pháp lý quy định rõ ràng việc DN phải di dời khi đã được bố trí quỹ đất. Đơn vị nào cố tình chây ì, không thực hiện di dời khi đã được bố trí cơ sở sản xuất mới thì thành phố cần có những biện pháp cứng rắn vì lợi ích chung. 

Cần lộ trình với 114 cơ sở của 5 huyện sắp lên quận

Đối với 5 huyện có đề án thành lập quận (Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì), Sở TN-MT đã tổng hợp danh mục 114 cơ sở nhà, đất có cơ sở công nghiệp đề xuất đưa vào danh mục di dời. Trưởng Ban Đô thị HĐND TP Hà Nội cho biết thành phố sẽ thực hiện trong chu kỳ tiếp theo, tuy nhiên cần phải làm sớm để hạn chế sản xuất công nghiệp, nhất là không phải ngành công nghiệp xanh, thông minh. Việc này, Sở TN-MT cần sớm báo cáo UBND thành phố để sớm có lộ trình dài hạn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo