xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cung ứng điện không thể mãi “ăn đong”!

VĂN PHONG

Đẩy nhanh tiến độ các dự án điện đang triển khai, huy động các nguồn lực để đầu tư nguồn điện mới, xây dựng đường dây truyền tải 500 KV là những giải pháp bảo đảm việc cung ứng điện thông suốt, chấm dứt điệp khúc hè đến - mất điện

Từ tháng 5-2023, miền Bắc nắng nóng kéo dài khiến lượng tiêu thụ điện tăng mạnh. Trong khi đó, các thủy điện gặp khó khăn do hạn hán, các tổ máy phải dừng hoặc chạy cầm chừng. Hậu quả, tình trạng mất điện xảy ra liên tục, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân và hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Chậm triển khai đầu tư

Trong những năm qua, miền Bắc không có thêm các nguồn điện mới dù việc thiếu điện đã được dự báo. Đây cũng là vấn đề được Bộ Công Thương kết luận khi thanh tra việc quản lý, điều hành cung cấp điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và một số đơn vị liên quan.

Theo kết luận thanh tra, EVN triển khai công tác đầu tư theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh không bảo đảm tiến độ. Việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất - kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm và hằng năm của EVN không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu về đầu tư phát triển nguồn điện, lưới điện trong giai đoạn 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo PGS-TS - chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, suốt thời gian dài, miền Bắc chưa có dự án điện nào mới được triển khai. Trong khi đó, nguồn điện từ năng lượng tái tạo phát triển rầm rộ nhưng công suất lên lưới chưa nhiều, xuất phát từ cơ chế giá chưa hấp dẫn, khả năng truyền tải hạn chế. Ông Long cho rằng bên cạnh EVN, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các bộ, ngành có liên quan cũng phải chịu trách nhiệm về vấn đề chậm triển khai đầu tư nguồn điện mới. Trong đó, PGS Long nhấn mạnh đến trách nhiệm của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, khi cơ quan này quản lý công tác đầu tư của hàng loạt "ông lớn", trong đó có EVN.

Cung ứng điện không thể mãi “ăn đong”! - Ảnh 1.

Nhiều nhà máy thủy điện ở phía Bắc phải dừng phát điện hoặc phát điện cầm chừng trong tháng 6-2023 do thiếu nước Ảnh: MINH PHONG

Về công tác triển khai đầu tư các dự án nguồn điện, lưới điện sau các bất cập được chỉ ra tại kết luận thanh tra, Bộ Công Thương yêu cầu EVN nghiêm túc tuân thủ tiến độ đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, quy hoạch phát triển lưới điện các địa phương. Bên cạnh đó, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt nhằm bảo đảm giải tỏa công suất cho các nguồn điện, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang phải vận hành đầy và quá tải.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu EVN chủ động đàm phán, thỏa thuận giá điện với các chủ đầu tư dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp và thực hiện các công tác thuộc thẩm quyền của EVN để sớm đưa nguồn điện này vào vận hành, khai thác đúng quy định, tránh lãng phí tài nguyên.

Huy động đa nguồn lực đầu tư nguồn điện

Cơ cấu nguồn điện miền Bắc hiện chủ yếu phụ thuộc vào 2 nguồn chính là thủy điện và nhiệt điện. Tuy nhiên, năm 2023, do ảnh hưởng của thời tiết cực đoan, thủy điện (chiếm khoảng 43%) sụt giảm 5.000 MW sản lượng do hạn hán. Trong khi đó, nhiệt điện (chiếm hơn 48%) cũng gặp sự cố vì vận hành liên tục từ cuối năm 2022, việc khắc phục cần có thời gian.

Theo báo cáo mới nhất của Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương), ngày 11-7, sản lượng điện toàn hệ thống đạt 908,2 triệu KWh, trong đó miền Bắc đạt 456 triệu KWh, chiếm trên 50% toàn hệ thống. Công suất đỉnh toàn hệ thống đạt gần 45.000 MW. Trong đó, riêng miền Bắc đạt 22.246 MW, tăng hơn ngày trước đó tới 24 triệu KWh.

Cục Điều tiết Điện lực cho biết dù phụ tải tăng cao kỷ lục như vậy nhưng do công tác chuẩn bị kỹ nên sự cố và hiện tượng suy giảm công suất ở các nhà máy nhiệt điện đã được khắc phục kịp thời. Tình hình thủy văn các hồ miền Bắc được cải thiện nên việc cung cấp điện bảo đảm. "Việc cung cấp điện trong các tuần tới sẽ không phải tiết giảm, cắt điện nếu không xảy ra các tình huống cực đoan" - Cục Điều tiết Điện lực cho hay.

Dù việc cung ứng điện thời gian tới bảo đảm nhưng chỉ trong ngắn hạn. Về lâu dài, cung ứng điện không thể "ăn đong" như thời gian qua. Do đó, việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án nguồn điện mới là yêu cầu cấp bách.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), cho rằng vấn đề thiếu điện đã được cảnh báo nhưng các cơ quan có trách nhiệm lại hành động chậm. Do đó, thời gian tới, cần gấp rút, quyết liệt trong việc triển khai đầu tư, thực hiện các dự án nguồn điện. Trong đó, cần tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong đầu tư dự án nguồn điện để đẩy nhanh tiến độ.

PGS-TS Ngô Trí Long cho rằng để đầu tư nguồn điện, bên cạnh vai trò nhà nước, cần triển khai Quy hoạch điện III vừa được phê duyệt với cơ chế khuyến khích thu hút vốn ngoài nhà nước đầu tư xây dựng vào hệ thống truyền tải điện quốc gia. "Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư là cách làm hiệu quả để phát triển nguồn, lưới điện trong bối cảnh hiện nay. Song song với việc đa dạng nguồn lực đầu tư cần có các cơ chế để kiểm soát, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia" - PGS Long lưu ý.

Được biết, để thực hiện Quy hoạch điện VIII, EVN đang triển khai 14 dự án nguồn điện, trong đó có các dự án trọng điểm như: Quảng Trạch 1, Quảng Trạch 2, thủy điện Hòa Bình mở rộng, thủy điện Yaly mở rộng, thủy điện tích năng Bác Ái, Dung Quất 1, Dung Quất 3...

Gấp rút làm đường dây 500 KV

Một giải pháp quan trọng khác để góp phần tăng cung ứng điện cho miền Bắc là đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây truyền tải điện 500 KV mạch 3. Các dự án đường dây 500 KV mạch 3 có chiều dài 514 km, nối từ Quảng Trạch (Quảng Bình) tới Phố Nối (Hưng Yên), với tổng mức đầu tư khoảng 23.000 tỉ đồng. Để tăng cung ứng, giảm thiếu điện cho miền Bắc, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tháng 6-2024 phải hoàn tất dự án này, từ đó sẽ tăng công suất cung ứng điện từ Nam ra Bắc lên 5.000 MW.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu EVN và Tổng Công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) hoàn tất hồ sơ các dự án trong tháng 7, trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 8 và phê duyệt dự án đầu tư vào tháng 9 năm nay.

Tổng Giám đốc EVN Trần Đình Nhân yêu cầu EVNNPT chỉ đạo và tăng cường công tác giám sát của chủ đầu tư đối với các nhà thầu tư vấn; bố trí đầy đủ nhân lực, vật lực, tài chính để tổ chức thực hiện các công việc được giao, bảo đảm chất lượng, tiến độ. Đối với các ban chuyên môn của EVN, ông Trần Đình Nhân yêu cầu xử lý các công việc, văn bản liên quan đến các dự án đường dây 500 KV tối đa không quá 1 ngày, công văn đi cần ghi "Thượng khẩn" để được giải quyết nhanh. 

Lo thiếu điện theo chu kỳ

Trong báo cáo Chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) quan ngại về tình trạng thiếu điện. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 60% doanh nghiệp nói thiếu điện tạo ra một số thách thức với họ trong sản xuất kinh doanh; khoảng 10% bị tác động nghiêm trọng.

EuroCham đề nghị Chính phủ nên tập trung vào việc phát triển các kế hoạch dài hạn vì thiếu điện có khả năng xảy ra theo chu kỳ. Hạn chế và chấm dứt tình trạng này sẽ sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hiệu quả kinh doanh và đẩy nhanh khả năng phục hồi kinh tế tổng thể.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo