xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Doanh nghiệp khốn đốn vì giấy phép con

Bài và ảnh: Ngọc Dung

Chỉ 5 lĩnh vực kiểm tra chuyên ngành đã khiến doanh nghiệp tốn gần 28,8 triệu ngày công và 12.208 tỉ đồng/năm

Quyết tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho sản xuất - kinh doanh, chống lợi ích nhóm, đặc biệt là loại bỏ giấy phép con cho doanh nghiệp (DN) là những yêu cầu mà tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong buổi làm việc với Bộ Y tế vào sáng 20-9.

Tỉ lệ phát hiện vi phạm rất thấp

Tại buổi làm việc, tổ công tác (do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm tổ trưởng) truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở Bộ Y tế tháo gỡ cho DN về thủ tục hành chính đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc phạm vi của bộ này.

Doanh nghiệp khốn đốn vì giấy phép con - Ảnh 1.

Thanh tra Bộ Y tế kiểm tra an toàn thực phẩm tại một doanh nghiệp

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, một mặt hàng thuộc lĩnh vực thực phẩm hiện chịu sự kiểm tra của nhiều bộ. Tỉ lệ kiểm tra lớn, hồ sơ nhiều nhưng tỉ lệ phát hiện vi phạm chỉ 0,06% là rất thấp; việc kiểm tra chỉ thủ công bằng cảm quan, không công bố quy chuẩn, tiêu chuẩn. Trong số 30 triệu ngày công và 14.300 tỉ đồng mà DN phải tốn kém cho kiểm tra chuyên ngành thì riêng 5 nội dung kiểm tra liên quan thực phẩm (trong đó có Bộ Y tế) đã tốn 28,8 triệu ngày công và 12.208 tỉ đồng. Hiện nay, thời gian thông quan của hải quan chỉ chiếm 28%, còn lại 72% từ cơ quan chuyên ngành.

"Trong kiểm tra chuyên ngành của Bộ Y tế nói riêng và các bộ nói chung còn bất cập. Thủ tướng yêu cầu phải cắt giảm chi phí chính thức và không chính thức liên quan đến DN, cắt gọn giấy phép con cũng như những việc kiểm tra chuyên ngành không cần thiết" - ông Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Dũng, trước cuộc làm việc với Bộ Y tế, tổ công tác đã làm việc với các DN, hiệp hội, ngành hàng để lắng nghe ý kiến thì vấn đề kiểm tra chuyên ngành được quan tâm nhiều nhất. Tại cảng Hải Phòng, cơ sở kiểm dịch thực vật và động vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có máy móc, thiết bị để kiểm tra nhưng cơ sở của Bộ Y tế chỉ kiểm tra bằng cảm quan.

Tổ công tác cũng cho biết Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã 3 lần tổ chức đối thoại với DN và kết luận không quy định yêu cầu DN phải sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm mà chỉ yêu cầu sản xuất muối phải bổ sung i-ốt. Tuy nhiên, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế đã thừa lệnh bộ trưởng ký Công văn 1216 hoàn toàn trái ý kiến kết luận.

Ngay tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Y tế phải ra thông báo hủy bỏ công văn trên vì nội dung DN sử dụng muối trong chế biến thực phẩm để tiêu dùng trong nước có sử dụng muối đều phải dùng muối tăng cường i-ốt.

"Chúng ta nói vì sức khỏe nhân dân nhưng dường như đang nói một đằng làm một nẻo" - ông Dũng băn khoăn.

Nhắc lại yêu cầu của Thủ tướng, ông Dũng nhấn mạnh phải làm tốt nhiệm vụ quản lý chuyên ngành nhưng cũng đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho DN kinh doanh. Vì thế, Bộ Y tế phải công bố cụ thể có bao nhiêu thủ tục, danh mục hàng hóa, mặt hàng đang kiểm tra chuyên ngành hay hậu kiểm, có thể đánh giá khảo sát để áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro được không, có chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm được không?

Sau khi nghe Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường báo cáo công tác quản lý dược và thực hiện cơ chế một cửa, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thẳng thắn: "Nếu theo báo cáo của Bộ Y tế thì làm tốt hết? Cứ bao biện thế này thì chúng tôi không cần nghe nữa!". Ông Dũng nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là tăng cường công nhận lẫn nhau và phân luồng DN để quản lý.

Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong cho biết Bộ Y tế có 5 nhóm mặt hàng phải kiểm tra an toàn thực phẩm. Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định theo hướng DN chỉ cần 3 lần kiểm tra liên tục được chấp nhận thì từ lần thứ 4 sẽ không phải kiểm tra nữa. Như vậy, sẽ giảm tới 90% số lượng hàng hóa phải kiểm tra.

1.001 cách gây khó

TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, đề nghị phải quy định thật cụ thể, chặt chẽ, chi tiết các thủ tục để "ép" công chức không được tùy tiện. DN chỉ cần sai 1 dấu phẩy, 1 chữ viết hoa cũng phải sửa cả bộ hồ sơ. Nếu không rõ ràng thì càng xuống cấp dưới càng tùy tiện, họ có 1.001 cách để gây khó khăn cho DN.

Kết luận buổi làm việc, tổ công tác tiếp tục lưu ý Bộ Y tế sửa đổi quy định về xác nhận công bố sự phù hợp an toàn thực phẩm và cho rằng thủ tục này không giữ cũng được, vì không có tác dụng cho quản lý nhà nước và đây chính là giấy phép con.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cam kết sẽ tiếp thu ý kiến theo tinh thần giảm bớt hồ sơ, giảm bớt mặt hàng phải kiểm tra, giảm thời gian làm thủ tục; bảo đảm công khai, minh bạch. Tuy nhiên, theo thông lệ quốc tế, Bộ Y tế vẫn phải có những quy định để kiểm soát các sản phẩm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân.

Nhiều doanh nghiệp bị "hành"

Góp ý với Bộ Y tế, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch, cho rằng Cục An toàn thực phẩm nói không cho DN tiếp xúc trực tiếp mà chỉ nộp hồ sơ qua mạng nhưng các công ty làm dịch vụ lại tiếp xúc rất nhiều. Nếu gửi qua mạng thì 40-45 ngày mới xong, qua dịch vụ thì chỉ 5-7 ngày nhưng tốn chi phí 5-10 triệu đồng. Nếu DN tự làm thì cũng là cái ly, cái cốc của cùng thương hiệu nhưng mẫu sản phẩm mới chỉ "vẹo cái cổ" cũng phải làm hồ sơ mới.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, đại diện Hiệp hội Thủy sản, nhiều DN phàn nàn chuyện bị "hành" bởi những thông tin chẳng liên quan tới an toàn thực phẩm khi làm thủ tục.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo