xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Du lịch Đà Lạt "tự bắn vào chân"!

Bài và ảnh: ĐÌNH THI

Lễ hội nặng về lễ hơn hội, các điểm du lịch không đổi mới, dịch vụ bát nháo kèm nạn cò mồi, "chặt chém" khiến lượng du khách đến Đà Lạt không như kỳ vọng

Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII vừa khai mạc ngày 23-12. Dù đang vào mùa cao điểm du lịch nhưng hàng loạt khách sạn tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) vẫn treo bảng "còn phòng" hoặc buộc phải giảm giá phòng để hút khách. Đây là hình ảnh khá lạ thường so với cảnh "cháy" phòng, du khách lang thang vì không có chỗ ở trong dịp lễ hội như mọi năm.

Giảm giá, khuyến mãi vẫn ế

Nhiều khách sạn, cơ sở lưu trú trên các tuyến đường trung tâm TP Đà Lạt như Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hai Bà Trưng, Phan Đình Phùng, Bùi Thị Xuân, Lê Hồng Phong, Mai Anh Đào... treo bảng còn phòng ngay dịp Festival Hoa và Giáng sinh. Nhiều khách sạn cho biết lượng khách đặt nghỉ trong dịp Tết dương lịch năm nay cũng không nhiều.

Bà Nguyễn Thị Hồng, chủ cơ sở lưu trú du lịch trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, TP Đà Lạt, nhìn nhận đây là kỳ Festival hoa mà lượng khách đến với Đà Lạt ít nhất từ trước đến nay. "Vào cao điểm mùa du lịch mà khách sạn của gia đình kinh doanh gần 20 năm nay, nay thường xuyên trống phòng. Mặc dù giảm giá và chương trình khuyến mãi nhưng không cải thiện" - bà Hồng nói.

Ghi nhận lượng khách tại các khu du lịch ở TP Đà Lạt như: Langbiang, Thung Lũng Tình Yêu, Hồ Than Thở, Ma Rừng Lữ Quán, lượng khách không tăng. Đại diện khu du lịch Langbiang thông tin: Do Festival Hoa Đà Lạt 2017 không trùng vào ngày nghỉ Tết dương lịch như kỳ trước (2015) nên khách không đông như mong đợi.

Du lịch Đà Lạt tự bắn vào chân! - Ảnh 1.

Du khách tại một điểm du lịch ở TP Đà Lạt (Lâm Đồng)

Theo các công ty lữ hành, lượng khách đến với Đà Lạt dịp này hạn chế do Festival hoa diễn ra ngay gần Tết dương lịch nên họ thường tập trung vào Tết dương lịch và âm lịch nhiều hơn. Chưa kể hiện nay, hầu hết du khách Việt ít quan tâm đến các tour phổ biến mà họ tập trung những tour mới, "độc", lạ.

Phải coi chất lượng là tiêu chí hàng đầu

Trước thực trạng ngành du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung có dấu hiệu đi xuống, vừa qua, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện đã làm việc với các ngành liên quan của tỉnh Lâm Đồng nhằm tìm hướng nâng tầm ngành du lịch địa phương.

Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh: "Cái tôi muốn đề cập ở đây là tư duy phát triển. Cần bỏ ngay lối suy nghĩ bao cấp, ỷ lại, trông chờ vào bộ như trước. Những gì xấu xí ảnh hưởng đến ngành du lịch vừa qua, chúng ta phải rút kinh nghiệm, xem đó là một bài học để cải tiến đi lên. Bỏ ngay tư duy đào tạo số lượng bù chất lượng mà phải làm ngược lại, coi chất lượng là tiêu chí hàng đầu để phát triển. Cái này không thể nói suông mà phải làm, làm thật nghiêm túc" - Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nói.

Một cán bộ của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng nhìn nhận không thể phủ nhận những hạn chế, tiêu cực về ngành du lịch tỉnh thời gian qua. Hiện tỉnh đang nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ để các sản phẩm du lịch đa dạng hấp dẫn du khách. Phát triển du lịch gắn với sự bảo tồn danh lam thắng cảnh, du lịch canh nông và đặc biệt bảo vệ môi trường để níu chân khách.

Ông Nguyễn Đức Cảnh (60 tuổi), du khách đến từ TP HCM:

Lộn xộn, ô nhiễm

Cuối tuần rồi, tôi có dịp đi du lịch Đà Lạt. Có thể nói toàn cảnh TP Đà Lạt đã thay đổi đến đáng kinh ngạc. Đó là một sự lộn xộn giữa không gian kiến trúc và thiên nhiên. Hình ảnh nhà cửa chi chít không theo quy luật nào, nhiều cánh rừng thông bị chặt phá; các hồ, thác nước trở nên ô nhiễm vì du khách và người dân làm du lịch tự phát xả rác vô tội vạ. Các sản phẩm du lịch của Đà Lạt đã từ lâu không có gì thay đổi. Vào dịp nghỉ dài ngày, khách sạn, nhà hàng tăng giá khiến nhiều du khách đâm ra chán Đà Lạt.

Ông Đặng Văn Thông (85 tuổi), nhiếp ảnh gia gắn bó với Đà Lạt gần 50 năm:

Đánh mất sự hiền hòa, thanh lịch

Ngày nay, môi trường thành phố này ngày càng thay đổi. Dân số ngày càng đông kéo theo các dịch vụ cạnh tranh kinh doanh, nạn "chặt chém", hành hung... đã đánh mất tính hiền hòa, thanh lịch vốn có của người Đà Lạt.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo