xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông "đói" vốn

Bài và ảnh: Văn Duẩn

Kế hoạch chạy thử từ tháng 10-2017 cũng như dự kiến đưa vào khai thác thương mại từ quý II/2018 của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông khó thực hiện vì thiếu vốn thi công


Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông vừa dẫn đầu đoàn kiểm tra tiến độ dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông. Tại công trường, các khu bảo dưỡng sửa chữa (depot), ga La Khê, Láng, Cát Linh có rất ít nhân công làm việc, trong khi tiến độ nhiều hạng mục đang chậm trễ, dở dang so với kế hoạch.

Nợ nhà thầu 600 tỉ đồng

Tại depot, các tòa nhà điều hành, nhà xưởng đều thi công dở dang, chưa xong các hạng mục cơ bản. Còn tại một số nhà ga chưa xong phần xây dựng, một số điểm trên tuyến mới đang kéo cáp điện.

Theo báo cáo của Tổng thầu EPC là Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, nguyên nhân chậm tiến độ là do khó khăn trong việc giải ngân 250 triệu USD bổ sung bởi vướng mắc các thủ tục pháp lý từ các bộ, ngành và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Việc giải ngân, bổ sung vốn chưa kịp thời khiến Tổng thầu Trung Quốc tăng dần khoản nợ đọng với thầu phụ, nhà cung ứng thiết bị và triển khai dự án.

Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, gồm 12 ga đi trên cao. Dự án này có tổng mức đầu tư 552,86 triệu USD, dự kiến khởi công vào năm 2008 và sẽ hoàn thành vào cuối năm 2013. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD (gồm 169 triệu USD vay ưu đãi, lãi suất 3% và 250 triệu USD vay ưu đãi bên mua 4%) vốn đối ứng của Việt Nam là 133,86 triệu USD.

Đường sắt Cát Linh - Hà Đông đói vốn - Ảnh 1.

Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông không biết bao giờ chính thức hoạt động

Sau nhiều lần chậm tiến độ, dự án chính thức khởi công năm 2011. Đến năm 2016, tổng mức đầu tư của dự án tăng lên 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD). Trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (tăng 250,62 triệu USD), vốn đối ứng Việt Nam là 198,42 triệu USD (tăng 64,56 triệu USD).

Mới đây, Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho biết nếu tiếp tục chậm tiến độ, dự án sẽ đứng trước nhiều thách thức, trong đó có tình trạng đội vốn vì lãi suất tăng từng ngày. Cụ thể, với số vốn 669,62 triệu USD đã vay từ Trung Quốc, theo tỉ giá hiện nay tương đương 14.718 tỉ đồng, chỉ tính lãi vay thấp nhất (3%/năm), mỗi ngày dự án phải trả lãi ít nhất 1,2 tỉ đồng. Số lãi này chưa tính vốn đối ứng 198,42 triệu USD từ ngân sách để thi công dự án.

Đối với lần tăng vốn thêm 315,18 triệu USD (được đưa ra vào năm 2013, quyết định năm 2016) nêu trên, nguyên nhân chủ yếu cũng là do chậm tiến độ dẫn đến trượt giá và điều chỉnh thiết kế. Hiện dự án đang nợ nhà thầu phụ 600 tỉ đồng.

Nhiều tai tiếng

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông không chỉ đội vốn, chậm tiến độ, trong quá trình thi công đã để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động cũng như gây họa cho người đi đường.

Đơn cử như sáng 6-11-2014, trên đường Nguyễn Trãi (đoạn đối diện Viện Y học cổ truyền Việt Nam, hướng Hà Đông - Ngã Tư Sở), 2 thanh sắt dài hơn 10 m rơi xuống đường làm anh Nguyễn Như Ngọc (SN 1981, chiến sĩ Công an huyện Gia Lâm) tử vong và 2 người khác bị thương.

Chỉ sau đó hơn 1 tháng, vào sáng 28-12, giàn giáo của công trình đang thi công đổ xuống đường ở đoạn ga Hà Đông trên đường Trần Phú (đối diện Bến xe Hà Đông cũ, thuộc quận Thanh Xuân).

Trước tiến độ dự án chậm trễ, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông đã yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt khẩn trương tổ chức họp rà soát nhân lực đang tham gia dự án. Trường hợp không đáp ứng được, phải đề xuất thay thế.

Ông Đông cũng yêu cầu Tổng thầu EPC phải báo cáo chi tiết tiến độ thi công từng hạng mục và thời gian hoàn thành. Phải bảo đảm tiến độ dự án theo cam kết, không thể để tình trạng hạng mục nào cũng dở dang nhưng lại không thi công.

Đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc hỗ trợ

Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cho biết Bộ GTVT sẽ đề nghị Đại sứ quán Trung Quốc hỗ trợ thúc đẩy tiến độ và làm việc với lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn Cục 6 Đường sắt Trung Quốc, yêu cầu thực hiện đúng tiến độ của dự án.

Theo kế hoạch, cuối tháng 7-2017, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông sẽ hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị. Từ tháng 10-2017, dự án bắt đầu chạy thử liên động toàn hệ thống trong 3-6 tháng. Dự kiến quý II/2018, dự án đưa vào khai thác thương mại. Dù công trình hiện đã hoàn thành 95% giá trị xây lắp, tuy nhiên với tiến độ này, việc khai thác thương mại trong năm 2018 cũng khó bảo đảm do thiếu tiền để hoàn thiện các hạng mục cuối cùng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo