xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Kể tội BOT giao thông: Bộ đặt đâu, trạm nằm đó

NHÓM PHÓNG VIÊN

L.T.S: Trong lúc điểm nóng BOT Cai Lậy chưa lắng dịu, Báo Người Lao Động nhận được phản ánh của bạn đọc về hàng loạt trạm BOT khác tồn tại rất nhiều bất cập. Với loạt bài này, chúng tôi muốn đặt lên bàn Bộ Giao thông Vận tải, chờ câu trả lời.

Trạm thu phí đặt ở vị trí hết sức phi lý cốt giúp chủ đầu tư thu tiền nhiều, hoàn vốn nhanh, bất chấp sự phản đối của người dân và các chủ phương tiện

Trạm thu phí giao thông BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) Cai Lậy trên địa bàn thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang là điển hình của sự ngang trái nhất về vị trí tọa lạc. Không đặt trên tuyến đường tránh, trạm đặt ngay trên Quốc lộ (QL) 1 nhằm gom tất cả xe về một "rọ". Chính vì lý do này, cánh nhà xe đã phản đối quyết liệt, trạm phải tạm ngưng thu phí cả tháng qua.

Chọn vị trí đẹp để thu thật nhiều và nhanh

Tỉnh Quảng Ngãi hiện có trạm thu phí Tư Nghĩa, chính thức bắt đầu thu phí từ ngày 1-8-2016. Trạm thu phí này do Công ty TNHH MTV BOT Thiên Tân - Thành An thuộc Thiên Tân Group làm chủ đầu tư, thời gian thu phí dự kiến 23 năm. Vị trí đặt trạm tại Km1064+730 trên QL1 thuộc xã Nghĩa Phương, huyện Tư Nghĩa.

Kể tội BOT giao thông: Bộ đặt đâu, trạm nằm đó - Ảnh 1.

Tuyến Quốc lộ 1 nằm 2 bên đầu trạm thu phí Nam Bình Định dài 2 km không có chỗ quay đầu nên nhiều xe trong khu vực bị mất phí oan Ảnh: ANH TÚ

Trước khi có trạm thu phí Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi có trạm thu phí Đức Phổ (cũng do Công ty Thiên Tân làm chủ đầu tư) nhằm hoàn vốn cho dự án BOT tuyến đường tránh qua thị trấn Đức Phổ. Sau khi đơn vị này đầu tư thêm tuyến đường tránh qua huyện Mộ Đức và tham gia BOT mở rộng QL1 (đoạn từ huyện Tư Nghĩa đi Đức Phổ), vị trí trạm thu phí được dịch chuyển ra huyện Tư Nghĩa (gần trung tâm TP Quảng Ngãi hơn).

Kể tội BOT giao thông: Bộ đặt đâu, trạm nằm đó - Ảnh 2.

Trạm thu phí BOT tuyến tránh TP Biên Hòa Ảnh: XUÂN HOÀNG

Ông Huỳnh Kim Lập, Chủ tịch HĐQT Thiên Tân Group, cho biết vị trí đặt trạm thu phí tại Tư Nghĩa do Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quyết định. "Bộ GTVT lập dự án, kêu gọi doanh nghiệp vào đầu tư nên vị trí đặt trạm thu phí cũng đều do bộ quyết định. Nhà đầu tư không có quyền lựa chọn. Họ chỉ chỗ nào tôi làm chỗ đó chứ biết làm sao" - ông Lập nói.

Theo một lãnh đạo Sở GTVT Quảng Ngãi, vị trí đặt trạm thu phí Tư Nghĩa đã được Bộ GTVT khảo sát kỹ lưỡng và thống nhất đặt tại vị trí nêu trên nhằm hoàn vốn cho dự án BOT mở rộng QL1 từ Tư Nghĩa đi Đức Phổ và 2 tuyến đường tránh qua huyện Mộ Đức, Đức Phổ với tổng chiều dài hơn 39 km.

"Trạm này vẫn bảo đảm khoảng cách 70 km (thực tế thấp hơn 70 km - PV) so với trạm gần nhất (trạm thu phí Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Về nguyên tắc, khi đầu tư dự án BOT, chủ đầu tư phải tính toán cách hoàn vốn nhanh nhất để giảm thời gian thu phí. Do đó, sau khi khảo sát vị trí tại Tư Nghĩa ít có các tuyến đường ngang, đường nhánh, Bộ GTVT mới chấp thuận đặt trạm thu phí ở đây nhằm hoàn vốn nhanh" - vị này giải thích.

Đi 1,4 km, trả tiền cho 40,6 km

Năm 2013, dự án nâng cấp, mở rộng QL1 đoạn Km 1212+400 - Km 1265 Nam Bình Định - Phú Yên theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư khoảng 2.045 tỉ đồng, chính thức triển khai thực hiện.

Dự án này do liên danh Công ty CP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Thương mại Hoàng Sơn (trụ sở tỉnh Hòa Bình) và Công ty CP Đầu tư Kiến Hoàng (trụ sở TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) làm chủ đầu tư. Tổng chiều dài toàn tuyến là 40,6 km. Trong đó, điểm đầu tại Km 1212+400 thuộc phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định và điểm cuối tại Km 1265 thuộc huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

Đến ngày 9-5-2016, Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định, đơn vị đại diện liên danh 2 nhà đầu tư trên, tổ chức thu phí hoàn vốn dự án với mức thu 35.000-200.000 đồng/lượt, tùy loại xe. Địa điểm đặt trạm thu phí tại Km 1212+500 đoạn thuộc phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn; cách điểm đầu dự án 100 m.

Do địa điểm đặt trạm thu phí "quá nghiệt" nên nhiều phương tiện từ các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và TP Quy Nhơn ra phía Bắc tỉnh Bình Định hoặc ngược lại, dù đi trên QL19 và chỉ đi trên tuyến BOT Nam Bình Định với đoạn đường 1,4 km nhưng vẫn phải trả nguyên vé thu phí làm đường toàn tuyến 40,6 km.

Cụ thể, khoảng cách tại điểm giao nhau giữa QL19 - QL1 (Km 1213 + 800) đến điểm đầu thực hiện dự án BOT Nam Bình Định (Km 1212 + 400) chỉ 1,4 km. Vậy nhưng, muốn đến thị xã An Nhơn hoặc các huyện phía Bắc tỉnh, các phương tiện từ TP Quy Nhơn và các huyện Vịnh Thạnh, Tây Sơn lưu thông trên QL19 buộc phải qua trạm thu phí BOT Nam Bình Định nằm ngay điểm đầu dự án.

"Lâu nay, anh em tài xế taxi đi ra sân bay Phù Cát đều theo cung đường QL19 đến cầu Bà Di rồi quẹo sang QL1. Mỗi chuyến đi, chỉ dính đoạn đường dự án BOT Nam Bình Định 1,4 km (từ ngã tư cầu Bà Di đến điểm đầu dự án nằm bên cạnh trạm thu phí) nhưng vẫn phải trả nguyên vé phí cầu đường, tức trả cho kinh phí nhà đầu tư làm tuyến đường 40,6 km. Biết vô lý như vậy nhưng họ đặt trạm thu phí ở chỗ quá nghiệt nên không thể nào thoát mua vé được" - một tài xế taxi ngụ TP Quy Nhơn bức xúc.

Ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Giám đốc điều hành Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Định, cho biết trước khi triển khai dự án BOT Nam Bình Định - Phú Yên, giữa Bộ GTVT và UBND tỉnh Bình Định đã thống nhất địa điểm đặt trạm thu phí như hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số hộ dân 2 bên QL1 phía Nam trạm phản ánh việc không có chỗ qua lại giữa 2 bên đường.

Công ty đã xin ý kiến và được Bộ GTVT đồng ý cho tháo một dải phân cách cứng để tạo khoảng trống 3 m cho dân 2 bên đường qua lại thuận tiện hơn.

Hết sức vô lý mà vẫn tồn tại

Dự án BOT cao tốc Liên Khương - Đà Lạt (dài hơn 19,2 km) khởi công năm 2004, đơn vị được chỉ định thầu là Công ty TNHH MTV 7/5 (Quân khu 7). Đến nay, doanh nghiệp này đã chuyển quyền quản lý, khai thác cho Công ty TNHH Hùng Phát.

Từ khi trạm thu phí đi vào hoạt động, gần 10 năm qua, hằng ngày có rất nhiều phương tiện tham gia giao thông thuộc diện phải mua vé qua trạm. Dù đi từ hướng Đồng Nai lên bằng QL20 và hướng tỉnh Ninh Thuận bằng QL27 lên TP Đà Lạt và theo chiều ngược lại, chỉ chạy vào đường cao tốc chưa đầy 4 km nhưng các phương tiện vẫn phải mua giá trị vé toàn bộ tuyến đường.

"Tôi đi xe 4 chỗ, có việc chạy từ Đà Lạt xuống thôn K’Long, huyện Đức Trọng, cả đi và về phải đóng cho trạm này 72.000 đồng. Thực tế, xe tôi chỉ đi nhờ đường cao tốc chưa tới 4 km. Trạm thu phí đặt tại điểm hết sức vô lý nhưng không hiểu sao vẫn tồn tại gần 10 năm qua?" - chị Mai Phương, một người dân Đà Lạt, phản ánh.

Ngoài ra, theo một số doanh nghiệp kinh doanh vận tải rau - củ - quả hoặc xe buýt tại Lâm Đồng, hiện mỗi ngày, họ có hàng chục chuyến xe chạy tuyến Đà Lạt - Đơn Dương, Đà Lạt - Đức Trọng, Đà Lạt - Bảo Lộc; tuyến từ Đà Lạt về TP HCM, Ninh Thuận, Bình Thuận... và chiều ngược lại. Dù chỉ chạy vào đường cao tốc Liên Khương hơn 3 km nhưng họ vẫn phải mua vé toàn tuyến. Các doanh nghiệp cho rằng đây là điều hết sức vô lý, ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của các đơn vị này.

Riêng về vị trí đặt trạm thu phí, ông Trương Hữu Hiệp, Giám đốc Sở GTVT Lâm Đồng, khẳng định: "Trong các cuộc họp với cơ quan chức năng, chủ đầu tư viện lý do là trước đây khi xây dựng đường cao tốc, các tuyến đường như ĐT 725, QL27C nối với Đà Lạt chưa thông, nay các tuyến đường này đã thông tuyến. Nếu không đặt trạm thu phí tại vị trí hiện nay thì nhà đầu tư không thu hồi được vốn và Sở GTVT tỉnh cũng không có chức năng quyết định được vị trí đặt trạm thu phí".

Kỳ tới: Bị tổn hại, dân phản ứng

Thu oan và "ăn dày"

Về trạm thu phí tuyến tránh Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) đặt ở vị trí vô lý (Báo Người Lao Động đã phản ánh), trước đây, Thủ tướng Chính phủ có ý kiến giao UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất với Bộ GTVT và Bộ Tài chính để quyết định phương án.

Sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã thống nhất với Bộ GTVT đặt trạm trên QL1, đoạn qua xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom. Ví trí đặt trạm nằm trên đoạn làm thêm, cải tạo QL1, cách xa đường tránh 10 km (trong khi đường tránh chỉ có tổng chiều dài 12 km).

Ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Công ty CP Đồng Thuận - chủ đầu tư, cho rằng việc đặt trạm đã được thống nhất trong các hồ sơ pháp lý, được thể hiện trên giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, khi được hỏi về bất cập hiện nay là thu phí oan của người dân, lãnh đạo chủ đầu tư đã không trả lời được. "Khó có công bằng tuyệt đối…" - đại diện chủ đầu tư nói ngắn gọn.

Còn về trạm Nam Bình Định, theo ghi nhận trong một buổi sáng gần đây, lưu lượng phương tiện qua đây khá dày. Cụ thể, chỉ trong 1 phút, trạm có khoảng 15-20 lượt ô tô qua lại. Theo mức phí niêm yết từ 35.000-200.000 đồng/lượt (tùy loại xe), ước tính chỉ trong 1 phút, trạm này thu được khoảng 1,5 triệu đồng.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo