xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khoan sức dân, dưỡng nguồn thu

HOÀNG HOA

Bộ Tài chính vừa đề xuất chuyển một loạt hàng hóa từ không chịu thuế GTGT lên chịu thuế này, từ mức 5% lên 6% hoặc 12% và tăng thuế GTGT từ 10% lên 12%; thời điểm đề xuất tăng từ ngày 1-1-2019.


Đề xuất này đã vấp phải nhiều ý kiến không đồng tình, cho rằng chưa thỏa đáng, thiếu thuyết phục, nhất là về hiệu quả của nó. Theo Bộ Tài chính, do mức thuế GTGT của Việt Nam hiện khá thấp nên cần tăng lên cho đúng với thông lệ quốc tế. Bộ này dẫn ra để so sánh thuế GTGT nhiều nước, từ châu Âu (Anh, Đức, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Hà Lan) - những nước có GDP hàng đầu thế giới - cho đến những nước lân cận như Campuchia, Lào, Philippines…

Dĩ nhiên, những dẫn chứng của Bộ Tài chính đều có lựa chọn song chỉ đúng một nửa, còn một nửa khác là thực tế không thể phủ nhận. Đó là ở những nước có mức thuế GTGT cao, khi tăng thuế này, họ sẽ miễn giảm các sắc thuế khác. Mặt khác, ở nhiều nước trong số đó, tổng các loại thuế (trực thu và gián thu) không chiếm tỉ lệ cao trong thu nhập của công dân như Việt Nam ta.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc tăng thuế GTGT như đề xuất có những mặt lợi bất cập hại. Chẳng hạn, nó có thể làm suy giảm nguồn lực của nền kinh tế ở những chu kỳ sản xuất sau, bởi chỉ số giá sản xuất (PPI) tăng kéo theo chỉ số giá tiêu dùng tăng làm ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP. Việc tăng thuế GTGT bên cạnh việc giảm thuế thu nhập cá nhân là một hình thức đứng về phía người giàu, chia nghĩa vụ thuế lên vai toàn dân, người nghèo càng nghèo hơn, nới rộng thêm khoảng cách giàu nghèo. Cái lợi tưởng như thấy trước mắt về nguồn thu nhưng không tác động tích cực đến doanh nghiệp và người dân vì làm giảm đi nhu cầu tiêu dùng hàng hóa.

Phản biện đề xuất này, nhiều ý kiến cho rằng trước khi tính chuyện tăng thu thì hãy tính chuyện giảm chi và đây mới là việc cần kíp. Một nghiên cứu cho thấy hiện nay, tỉ lệ chi ngân sách của nước ta đã lên tới 28%-29% GDP. Dù nhiều năm qua, Chính phủ đã quyết liệt cắt giảm đầu tư công, quyết tâm thực hiện tiết kiệm tối đa các khoản chi song vẫn còn nhiều khoản "ăn" vào ngân sách. Đó là tình trạng tham nhũng, lãng phí, làm ăn thua lỗ hàng chục, hàng trăm ngàn tỉ đồng từ đồng vốn nhà nước đổ vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, mà thực chất cũng là từ đóng góp của dân. Chính phủ cũng quyết tâm giảm tình trạng biên chế cồng kềnh ăn theo ngân sách đã eo hẹp nhưng biên chế không giảm mà ngân sách vẫn tiếp tục "nuôi"…

Do đó, cần cân nhắc thời điểm, lộ trình và mức tăng thuế GTGT, xem lại tính khả thi của đề xuất này trong bối cảnh hiện nay. Hy vọng các cơ quan hữu trách, các chuyên gia có tiếng nói phản biện và Quốc hội xem xét để quyết định áp dụng vào thời điểm thích hợp nhất. Mới đây, trong văn bản thông báo kết luận tại cuộc họp về nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung một số luật thuế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát kỹ các nhóm hàng, xem lại các nội dung quy định về dự kiến tăng thuế GTGT.

Một chính sách nhạy cảm như thuế luôn cần được cân nhắc kỹ càng. Qua đây càng thấm thía lời răn của Trần Hưng Đạo: "Khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc" luôn là đạo lý và chân lý trường tồn.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo