xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mở lối cho trung tâm tài chính quốc tế

PGS-TS NGUYỄN HỮU HUÂN (Đại học Kinh tế TP HCM)

Sau thời gian dài ấp ủ, chủ trương xây dựng trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP HCM đã được thông qua. Hướng triển khai ra sao, chiến lược nào khả thi... là những câu chuyện cần tiếp tục được bàn thảo.

Trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP HCM cần phải được xây dựng khác biệt so với những trung tâm tài chính quốc tế hiện hữu như Singapore, Hồng Kông (Trung Quốc). Nếu ra đời sau mà lối đi không khác biệt thì không đủ sức hấp dẫn dòng vốn đầu tư từ khắp thế giới đổ về.

Một trong những thế mạnh của TP HCM nói riêng và Việt Nam nói chung là chi phí hoạt động tài chính thấp; các giao dịch chuyển tiền, thanh toán phần lớn là miễn phí. Trong khi đó, ở Singapore, một doanh nghiệp muốn mở tài khoản phải có tiền gửi ký quỹ khoảng 10.000 - 100.000 USD và hầu hết giao dịch đều tính phí.

Một hướng đi có thể coi là mở lối cho việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM là xây dựng trung tâm công nghệ tài chính (fintech). TP HCM có lợi thế về cơ sở hạ tầng công nghệ, nguồn nhân lực. Nếu triển khai mô hình trung tâm fintech, cho phép thí điểm có kiểm soát (sandbox) liên quan blockchain (công nghệ chuỗi khối), AI (trí tuệ nhân tạo), IoT (internet vạn vật)..., thành phố sẽ thu hút nhiều công ty công nghệ, công nghệ tài chính tới đầu tư.

Trung tâm fintech sẽ là một cấu phần quan trọng của trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP HCM. Việc hình thành trung tâm fintech cũng góp phần tạo hướng đi khác biệt cho trung tâm tài chính quốc tế của chúng ta so với các trung tâm tài chính quốc tế hiện hữu. Do đó, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần sớm ban hành khung pháp lý về sandbox cho những mô hình công nghệ mới để tạo lợi thế và là tiền đề xây dựng trung tâm fintech trong tương lai.

Bên cạnh đó, trung tâm fintech cũng không thể đứng một mình mà cần kết hợp với các trung tâm thương mại quốc tế, chẳng hạn Singapore là trung tâm tài chính kết hợp trung tâm trung chuyển cảng biển, hàng không quốc tế. TP HCM với vị trí, vai trò của mình, kết hợp với sân bay Long Thành đang xây dựng và siêu cảng quốc tế Cần Giờ đã được quy hoạch, triển khai trong tương lai sẽ tạo ra những lợi thế để bổ trợ cho trung tâm tài chính quốc tế.

Để thực hiện lộ trình trên, cần khung pháp lý rõ ràng nhằm tạo môi trường thuận lợi cho nhà đầu tư. TP HCM có thể học tập những mô hình trung tâm tài chính quốc tế của các nước, nghiên cứu rút ngắn giai đoạn thực hiện để triển khai hiệu quả, thành công hơn. Muốn vậy, phải gỡ được vướng mắc lớn nhất hiện nay trong việc hình thành trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP HCM là dòng vốn chưa được trung chuyển tự do. Các trung tâm tài chính quốc tế đang vận hành trên thế giới như Singapore, Dubai, Thượng Hải, Hồng Kông đều cho phép dòng vốn được tự do trung chuyển. Việt Nam đang vướng quy định về ngoại hối nên dòng tiền của nhà đầu tư muốn chuyển ra nước ngoài, phải thực hiện các bước chứng minh theo quy định. Cần sớm tìm ra hướng tháo gỡ cho điểm hạn chế này để triển khai trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TP HCM. 

(Thái Phương ghi)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo