xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhiều trạm BOT sai vị trí, phí quá cao

Văn Duẩn - Nguyễn Hưởng

Mới đây, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã có kết luận về việc chấp hành quy định của pháp luật trong thực hiện một số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thuộc lĩnh vực giao thông. Cụ thể, cơ quan này đã thanh tra 7 dự án (5 dự án BOT, 1 dự án BT, 1 dự án kết hợp cả BOT và BT).

Theo đó, đến tháng 9-2015, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã triển khai thực hiện 78 dự án đầu tư theo hình thức BT và BOT trong lĩnh vực giao thông với chiều dài khoảng 2.200 km, tổng mức đầu tư khoảng gần 219.000 tỉ đồng (trên 202.000 tỉ đồng là các dự án BOT).

Nhiều trạm BOT sai vị trí, phí quá cao - Ảnh 1.

BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ bị Thanh tra Chính phủ cho rằng thu phí không hợp lý

Ảnh:

NGUYỄN HƯỞNG

Kết luận của TTCP xác định trong hơn 70 dự án đầu tư theo hình thức BOT và BT tại Bộ GTVT không lựa chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, 100% đều là chỉ định thầu với lý do chỉ có một nhà đầu tư tham gia hoặc do tính cấp bách của dự án.

Một số nhà đầu tư được lựa chọn có năng lực hạn chế, không đáp ứng yêu cầu của dự án. Ngoài ra, TTCP phát hiện kết quả kiểm tra tổng mức đầu tư có nhiều sai lệch nên vốn đầu tư xác định cho hợp đồng dự án không chính xác. Qua 7 dự án bị thanh tra, các nhà đầu tư phê duyệt sai tăng về đơn giá định mức, chế độ tiền lương, phụ cấp hoặc các yếu tố phát sinh không đúng thực tế với số tiền trên 316 tỉ đồng.

Kết luận của TTCP cũng nêu rõ hầu hết dự án BT và BOT đều thực hiện tại các khu vực giao thông trọng yếu, mật độ tham gia giao thông lớn, đặt các trạm thu phí có khoảng cách bất hợp lý, giá phí cao, tăng nhanh khiến người tham gia giao thông không còn sự lựa chọn nào khác, điển hình là tại Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên và Hòa Bình.

Bộ GTVT khi phê duyệt các dự án đã ghép cải tạo với đầu tư xây dựng đường mới thành một dự án rồi đặt 2 trạm thu phí tại 2 nơi không hợp lý. Cụ thể, tại tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn) dài 28 km nhưng quyết định đầu tư BOT Thái Nguyên - Chợ Mới đã phê duyệt lên tới 40,7 km, trong đó gồm cả việc nâng cấp cải tạo từ Km93 đến Km100 thuộc Quốc lộ 3 cũ. Theo quy định, việc cải tạo đường cũ này phải thực hiện bằng nguồn Quỹ Bảo trì đường bộ. Như vậy, Bộ GTVT phê duyệt ghép vào là không đúng quy định.

Theo TTCP, dự án nâng cấp đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn 1 chỉ sửa chữa, cải tạo các yếu tố hình học và rải thảm mặt đường cũ nhưng giá phí thu tương đương với giá thu đường cao tốc xây dựng mới Cầu Giẽ - Ninh Bình (1.500 đồng/km). Điều này là bất hợp lý và bất thường, cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân.

TTCP khẳng định Bộ GTVT phải chịu trách nhiệm về việc quyết định đầu tư dự án, phương án thu phí bất hợp lý, phê duyệt tổng mức đầu tư sai lệch, lựa chọn nhà đầu tư, ký kết hợp đồng thiếu chặt chẽ. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm liên quan đến việc thu phí chưa hợp lý, thỏa thuận việc đặt trạm thu phí chưa bảo đảm nguyên tắc. TTCP kiến nghị Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính phải kiểm điểm và xử lý trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân có liên quan.

Phản hồi về việc Bộ GTVT không chọn được nhà đầu tư nào theo hình thức đấu thầu, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết nhiều dự án BOT có tính cấp bách như cải tạo mở rộng Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên đã được Chính phủ chỉ đạo nên Bộ GTVT áp dụng chỉ định thầu. Ngoài ra, một số dự án khác khi kêu gọi đấu thầu chỉ có một nhà đầu tư tham gia, cho nên sau đó cũng áp dụng chỉ định thầu. Với các dự án có bất cập, đặt trạm thu phí chưa hợp lý như trong kết luận thanh tra, Bộ GTVT sẽ rà soát từng dự án để có giải pháp cụ thể, đồng thời thực hiện nghiêm túc theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và giải quyết các tồn tại. 

Thừa nhận sai nguyên tắc

Quá trình thực hiện thủ tục xây dựng đường tránh và đặt trạm thu phí hồi vốn BOT đường tránh TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Bộ Tài chính từng có công văn gửi Bộ GTVT xung quanh việc đặt trạm thu phí của tuyến này và cho rằng việc đặt trạm như hiện tại là không đúng nguyên tắc. Văn bản nêu: "Về nguyên tắc, việc xây dựng trạm thu phí để tổ chức thu phí hoàn vốn dự án BOT tuyến tránh TP Biên Hòa phải đặt trên tuyến tránh TP Biên Hòa. Tuy nhiên, để khuyến khích nhà đầu tư thực hiện dự án BOT, đề nghị Bộ GTVT xem xét, quyết định vị trí đặt trạm cho phù hợp, bảo đảm theo đúng quy định hiện hành và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ". Trước đó, Thủ tướng đã có ý kiến, giao UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất với Bộ GTVT và Bộ Tài chính về vị trí đặt trạm thu phí BOT tuyến tránh TP Biên Hòa trong giai đoạn lập và phê duyệt dự án.

Như Báo Người Lao Động đã thông tin, trạm thu phí tuyến tránh TP Biên Hòa do Công ty CP Đầu tư Đồng Thuận làm chủ đầu tư đặt trên Quốc lộ 1 (đoạn xã Trung Hòa, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai) cách đây hơn 3 năm làm người dân bức xúc vì việc trạm đặt sai vị trí khiến nhiều người không sử dụng đường tránh vẫn phải trả phí. Đường tránh TP Biên Hòa (sau đó được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp) dài hơn 12 km, chủ đầu tư thực hiện thêm đoạn cải tạo Quốc lộ 1 rồi đặt trạm thu phí trên Quốc lộ 1 khiến các xe cộ từ nhiều luồng đều phải mua vé qua trạm. Sau khi xảy ra nhiều lộn xộn do tài xế phản đối trạm thu phí đặt theo cách tương tự tại tỉnh Tiền Giang, trạm tuyến tránh Biên Hòa cũng đang được rà soát lại.

X.Hoàng

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo