xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tìm cách cấp vốn hỗ trợ doanh nghiệp

VĂN DUẨN - HUY THANH

Đại biểu Quốc hội đề nghị Chính phủ thiết kế gói tín dụng phục vụ cho sản xuất - kinh doanh, khơi thông các nguồn vốn từ ngân hàng thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất và nới lỏng các điều kiện cho vay

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6, chiều 31-10, Quốc hội (QH) thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023; dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác.

Đề nghị tăng lương, giảm thuế, phí

Về các chỉ tiêu và giải pháp của năm 2024, đại biểu (ĐB) Phạm Trọng Nghĩa (Lạng Sơn) cho rằng phải đặt trong tổng thể của giai đoạn 2021-2025 và đề nghị Chính phủ quan tâm đến các nhóm giải pháp, trong đó tăng cầu trong nước, phát triển thị trường nội địa, tiếp tục giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và doanh nghiệp (DN), kéo dài thời gian giảm thuế GTGT đến hết ngày 30-6-2024. Ông cũng đề nghị tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động, bảo đảm thực hiện từ ngày 1-7-2024 cùng thời điểm với việc thực hiện cải cách tiền lương trong khu vực công.

Còn ĐB Dương Văn Phước (Quảng Nam) nêu thực tế của địa phương khi các DN hiện gặp rất nhiều khó khăn, dù nhà nước đã có chính sách hỗ trợ và đồng hành, song áp lực về thuế, biến động giá cả, khả năng tiếp cận vốn... đã tạo thành những thách thức lớn, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Chính phủ cần thiết kế gói tín dụng phục vụ cho sản xuất kinh doanh, trước mắt là cần tập trung khơi thông các nguồn vốn từ ngân hàng thông qua việc tiếp tục hạ lãi suất và nới lỏng các điều kiện cho vay vốn; tiếp tục đồng hành, chia sẻ những rủi ro đối với DN.

Tìm cách cấp vốn hỗ trợ doanh nghiệp - Ảnh 1.

Đại biểu Trần Văn Khải nêu ý kiến tại cuộc họp Quốc hội vào ngày 31-10 Ảnh: PHẠM THẮNG

Nhiều ĐB quan tâm đến chỉ tiêu tốc độ tăng năng suất lao động xã hội khi 3 năm liên tiếp không đạt chỉ tiêu này. ĐB Trần Văn Khải, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của QH, dẫn đánh giá của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho rằng năng suất lao động của Việt Nam năm 2022 chỉ bằng 12,2% mức năng suất lao động của Singapore, bằng 24,4% của Hàn Quốc, bằng 58,9% của Trung Quốc, bằng 63,9% của Thái Lan.

Quyết tháo gỡ những "điểm nghẽn"

ĐB Tô Văn Tám (Kon Tum) ghi nhận quá trình triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023 và nửa nhiệm kỳ qua diễn ra trong bối cảnh nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, Chính phủ đã tự tin, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP cao nhất của năm 2023 và năm 2024, nhiều ý kiến tán thành với một số giải pháp trong năm 2024 của Chính phủ đề ra, song ĐB Nguyễn Đại Thắng (Hưng Yên) đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục có giải pháp quyết liệt hơn nữa tháo gỡ những khó khăn, điểm nghẽn, nhất là công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Song song đó, tiếp tục có giải pháp để sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản (BĐS), thị trường BĐS để giải phóng được nguồn lực từ các dự án này; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, giải ngân vốn đầu tư công.

ĐB Trần Chí Cường (Đà Nẵng) nhìn nhận 5/15 chỉ tiêu dự kiến không đạt yêu cầu đều ở lĩnh vực kinh tế. Điều này phản ánh tình hình sức khỏe của nền kinh tế nước ta hiện nay đang và sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Các gói chính sách của chương trình phục hồi, phát triển kinh tế chưa đạt mục tiêu như kỳ vọng. Do đó, Chính phủ cần đánh giá toàn diện tình hình, "bắt mạch, chẩn bệnh, kê đơn" cho phù hợp, có những chính sách, biện pháp đủ mạnh, bảo đảm tính khả thi hoàn thành các mục tiêu đặt ra. Nghị quyết 43 về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm với gói hỗ trợ 40.000 tỉ đồng thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại thì có thể đánh giá là không khả thi khi đến nay, giải ngân chỉ đạt 781 tỉ đồng, bằng 1,95%.

"Việc khơi thông nguồn vốn và tạo điều kiện để các DN tiếp cận vốn là nhiệm vụ cấp thiết. Bên cạnh việc điều chỉnh hạ lãi suất thì cần xem xét, đánh giá lại cơ chế, thủ tục cho vay. Điều này không chỉ giúp nền kinh tế phục hồi mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững trong tương lai" - ĐB Trần Chí Cường góp ý.

Hôm nay (1-11), QH tiếp tục dành cả ngày để thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2023, dự kiến kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 và nhiều nội dung quan trọng khác. 

Cần xử lý hành vi thao túng thị trường bất động sản

Sáng 31-10, đóng góp ý kiến tại phiên thảo luận tại hội trường về Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), liên quan đến các điều cấm tại điều 18 của dự thảo luật, nhiều ĐB đề nghị vấn đề này cần tiếp tục được quy định và làm rõ hành vi thao túng, làm giá đối với thị trường BĐS.

Hành vi thao túng trong thị trường BĐS nguy hiểm không kém gì hành vi thao túng trong thị trường chứng khoán. Hiện nay, thao túng trong thị trường kinh doanh BĐS rất tinh vi, tình trạng "bong bóng", giá trên trời so với thực tế. Trong khi Bộ Luật Hình sự đã quy định về làm giá thị trường chứng khoán nhưng với BĐS hiện chưa có, do đó đề nghị cần cấm hành vi này trong luật và có quy định để loại trừ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo