xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vì sao nghiên cứu khoa học - chuyển giao chưa hiệu quả?

Bài và ảnh: Huy Lân

Đầu tư cho hoạt động khoa học còn hạn chế, người có chuyên môn cao vẫn bị ràng buộc bởi số giờ giảng

Sáng 21-11, Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh (Ủy ban Về giáo dục và phát triển nhân lực) phối hợp ĐHQG TP HCM tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về giải pháp đẩy mạnh hoạt động khoa học, chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo trong các cơ sở giáo dục ĐH.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Văn Phúc cho biết trước đây số lượng công bố quốc tế của Việt Nam khá khiêm tốn và không có cơ sở giáo dục ĐH nào có tên trong bảng xếp hạng thế giới. Năm năm trở lại đây, công bố trên các tạp chí uy tín tăng hơn 3 lần, cho thấy nếu có cơ chế chính sách đúng thì khả năng của đội ngũ nghiên cứu trong nước sẽ hội nhập được với thế giới. Hiện Bộ GD-ĐT có hỗ trợ các dự án nâng cấp tạp chí khoa học và Trường ĐH Kinh tế TP HCM đã nâng tạp chí khoa học thành tạp chí quốc tế, vào danh mục hệ thống Scopus. Như vậy, tất cả bài báo đăng trên tạp chí này đều là bài báo quốc tế. Ngoài ra, hơn 10 tạp chí của các trường ĐH trực thuộc Bộ GD-ĐT đã gia nhập hệ thống trích dẫn ACI.

Vì sao nghiên cứu khoa học - chuyển giao chưa hiệu quả? - Ảnh 1.

Đại biểu tham dự phát biểu tại hội thảo

TS Trần Nam Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (Bộ GD-ĐT), đánh giá đầu tư tài chính từ ngân sách nhà nước cho hoạt động này rất hạn hẹp. Một suất đầu tư trên tổng số bình quân từ thạc sĩ trở lên mỗi năm chỉ trên 10 triệu đồng/giảng viên từ ngân sách nhà nước. Vì thế, tính chủ động, năng động của chính các cơ sở đào tạo mới tạo ra được nguồn tăng thêm. Cơ chế huy động nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là từ doanh nghiệp, chưa hiệu quả. Cơ chế thu hút đội ngũ giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục ĐH chưa hấp dẫn và hiệu quả; đầu tư nghiên cứu để tạo ra sản phẩm ứng dụng, chuyển giao thương mại còn hạn chế.

Từ những hạn chế trên, TS Trần Nam Tú đề xuất rà soát, bổ sung xây dựng lại hệ thống một cách thường xuyên. Cùng với đó là chính sách đãi ngộ; đổi mới cơ chế quản lý ngân sách nhà nước chi cho khoa học - công nghệ, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý tài sản hình thành sau nghiên cứu khoa học nhằm tạo động lực các cơ sở giáo dục ĐH, doanh nghiệp.

PGS-TS Lê Văn Thăng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết trong câu chuyện hoạt động khoa học và chuyển giao công nghệ, chúng ta đang vướng mắc ở nhiều quy định, ngay trong Luật Giáo dục khi quy định khá chặt chẽ về giờ giảng dạy của các trường công cũng cần phải bàn. Vì các thầy cô càng học lên cao, càng chuyên sâu thì giờ giảng dạy càng ít đi chứ làm sao có thể dạy 270 giờ được? Vẫn cần số giờ như vậy nhưng nên để các trường linh động chia sẻ qua lại tốt hơn quy định cứng mức tối thiểu. Đặc biệt hơn nữa, chúng ta cho chuyển đổi giờ dạy mà không cho chuyển đổi giờ nghiên cứu ngược lại, nên thực tế làm hạn chế hoạt động nghiên cứu.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, Bộ GD-ĐT đã trình Chính phủ Nghị định quy định về các hoạt động khoa học - công nghệ trong các cơ sở giáo dục ĐH. Hy vọng nghị định này khi được ban hành sẽ góp phần giúp các trường giải quyết được các vướng mắc liên quan đến ứng dụng chuyển giao, thương mại hóa kết quả nghiên cứu. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo