1. Chỉ nên uống sữa sau khi ăn sáng và trong lúc bụng không đói
Sữa chứa nhiều vitamin và khoáng chất, nhưng trong sữa cũng chứa nhiều hoạt chất gây mệt mỏi, chấn an tinh thần. Lúc đói bụng mà uống sữa dễ gây tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ. Đồng thời lúc đói dạ dày co bóp mạnh, phần lớn sữa bị đẩy xuống ruột do chưa tiêu hóa hết. Vì vậy cần ăn nhẹ trước khi uống sữa thì sự tiêu hóa mới được đầy đủ hơn.
2. Không nên uống sữa quá nhiều trong cùng lúc
Cơ thể con người chỉ hấp thụ với lượng sữa thích hợp, người lớn chỉ nên dùng 200 ml cho một lần uống, đối với trẻ em có thể sử dụng lượng ít hơn.
3. Sữa không được đun quá lâu
Trên thị trường hiện nay có bán một số loại sữa không cần thiết phải đun sôi vẫn sử dụng được. Đối với bệnh nhân không dùng được các loại sữa nguyên chất mà phải đun sôi mới dùng được, thì việc đun sôi là tốt vì sữa được khử trùng. Tuy nhiên không được để sữa đun sôi quá lâu vì dưới tác động của nhiệt độ cao, thành phần dinh dưỡng trong sữa bị phá hủy, làm giảm hiệu quả đối với sức khỏe.
4. Sữa đun sôi không nên để vào phích uống sau
Khi sữa đun sôi, nhiệt độ sữa rất cao, nếu đổ trong phích, nhiệt độ khi sữa đun sôi được bảo lưu thì sữa hay bị biến chất. Theo kết quả nghiên cứu, vi khuẩn trong sữa khoảng 20 phút lại sản sinh ra một thế hệ, đến 3-4 tiếng sữa sẽ bị chua.
Uống loại sữa này sẽ gây bệnh ở người như đau dạ dày, bị bệnh đường ruột, đau bụng hoặc tiêu chảy. Vì vậy, sữa đun đến đâu dùng hết đến đấy, không nên đổ trong phích, tránh gây bệnh cho mình.
5. Chỉ cho đường sau khi đun sôi sữa
Đường và sữa cùng đun sôi, dưới nhiệt độ cao, thành phần của hai chất này sinh thành chất có độc, có thể không tiêu hóa được mà còn có hại cho sức khỏe. Muốn dùng sữa ngọt, để sữa nguội rồi mới cho đường vào.
6. Không được uống sữa cùng với nước hoa quả
Trong nước hoa quả chứa các hợp chất có vị chua, thành phần protít trong sữa gặp các vị chua của cam, quýt sẽ kết tủa, không có lợi cho tiêu hóa.
Bình luận (0)