xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Choáng phản vệ: Dễ tử vong vì cấp cứu muộn

Lương Duy Cường

Cơn choáng có thể xảy ra sau vài phút khiến bệnh nhân suy hô hấp, trụy mạch, tử vong. Ngày 26-12-2001, cháu Nguyễn Lâm Phát (ngụ 184 Tôn Đản, P.8, Q.4 - TPHCM) được đưa cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 trong tình trạng sốt rất cao, lừ đừ, tím tái, khắp lưng và bụng nổi mề đay. Bệnh nhân được chuyển đến Khoa Nội tổng quát I.

Bằng các chi tiết bệnh sử do mẹ cháu khai báo: Trước đó nửa tháng đã có một lần cháu bị sốt, gia đình  cho uống thuốc bắc để ra ban giảm sốt, sau khi uống cơ thể cháu nổi mẩn dị ứng nhẹ và qua khỏi. Trước khi nổi mẩn dị ứng lần này cháu có ăn cháo cua. Gia đình đưa đến phòng mạch bác sĩ tư, cho uống thuốc nhưng càng ngày càng sốt cao. Đến khi thấy lừ đừ tím tái gia đình phát hoảng phải đưa đến bệnh viện. Nhờ các bác sĩ nhận định và điều trị đúng theo hướng cấp cứu cho một ca choáng phản vệ (CPV), cháu đã thoát khỏi tử vong.

Trao đổi với chúng tôi vào chiều 28-12 trước lúc cháu xuất viện, bác sĩ Trần Hữu Nhơn – trưởng khoa- cho biết: Rất may là được cấp cứu kịp thời, nếu cấp cứu chậm thì những trường hợp này tỉ lệ tử vong rất cao.

Xảy ra trong vòng vài phút tới 72 giờ

Tại hội thảo về hồi sức- cấp cứu- chống độc vừa được Hội Hồi sức cấp cứu TPHCM tổ chức ngày 26-12, bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo,  Khoa Săn sóc đặc biệt (Bệnh viện Chợ Rẫy) đã có một báo cáo nghiên cứu khoa học về CPV, thực hiện tại khoa này. Đối tượng nghiên cứu là 28 trường hợp ngẫu nhiên nhập viện với chẩn đoán CPV trong nhiều thời điểm khác nhau trong khoảng thời gian 7 năm từ 1994-2001. Kết quả cho thấy trong tổng số bệnh nhân choáng vì hàng trăm nguyên nhân khác nhau có tới 3,6% bệnh nhân CPV. Nếu tính riêng trong nhóm bệnh nhân phản vệ các loại thì số bệnh nhân CPV chiếm tới 78%. Cơn sốc CPV đã khiến cho hầu hết  bệnh nhân CPV tiến tới suy hô hấp, trụy mạch nặng và có tới khoảng 30%  tử vong chủ yếu do nhận định muộn tình trạng CPV. Sở dĩ có tình trạng này là do những  nguyên nhân cơ bản như sau: Tác nhân gây CPV đa số rất thông dụng, không ngờ tới làm cho không những chỉ gia đình người bệnh mà cả thầy thuốc không ngờ tới dẫn đến thiếu cảnh giác hoặc không nhận diện ra.

Cơn CPV có trường hợp xảy ra tức thì sau vài phút (57,1%) nhưng cũng có trường hợp vài giờ sau mới xảy ra (17,85%) và tỉ lệ xảy ra muộn sau 24 giờ, thậm chí tới 72 giờ, cũng không phải ít (25%).  Vì vậy tác nhân CPV bị nhiều bệnh nhân quên mất. Các dấu hiệu về lâm sàng như sốt, đau bụng, khó thở v.v... không phải chỉ là dấu hiệu riêng có của CPV cũng là nguyên nhân khiến cho gia đình người bệnh dễ chủ quan nên chậm đưa người bệnh đến cơ sở y tế.

89,3% do côn trùng đốt hoặc sử dụng thuốc

Trong thống kê tác nhân gây CPV của 28 bệnh nhân này cho thấy có tới 4 nhóm cơ bản: thuốc (chiếm 53,6%), côn trùng đốt (chiếm 35,7%), dị ứng từ thức ăn (3,6%) và nguyên nhân từ dịch truyền, máu, các chế phẩm máu (chiếm 7,1%). 

Nhận diện choáng phản vệ

Đa số các trường hợp CPV đều có triệu chứng bắt đầu từ đau bụng và triệu chứng đặc hiệu là co thắt khí phế quản gây khó thở, suy hô hấp... Ba tiêu chuẩn sau đây được sử dụng để xác định một người bị CPV:

- Có bệnh sử gần gây CPV: bị côn trùng đốt, tiêm kháng sinh, truyền dịch, dị ứng thức ăn, gây tê tại chỗ, tiêm mạch...

- Có biểu hiện lâm sàng co thắt khí phế quản, đau bụng, tụt huyết áp...

- Có hội chứng choáng (loại trừ các nguyên nhân gây choáng khác).

Bác sĩ Phạm Thị Ngọc Thảo  (Khoa Săn sóc đặc biệt Bệnh viện Chợ Rẫy)

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo