xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Thủ tướng công tác châu Âu: Ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện

Dương Ngọc

(NLĐO)- Hội nghị WEF Davos 2024 Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch COVID-19 và có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế nhất từ trước đến nay

Trao đổi với báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng cho biết Hội nghị thường niên lần thứ 54 Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra tại Davos, Thụy Sỹ (WEF Davos 2024) diễn ra từ ngày 15 đến 19-1 với chủ đề "Tái thiết lòng tin".

Thủ tướng công tác châu Âu: Ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện- Ảnh 1.

Chủ tịch điều hành WEF Borge Brende chào đón Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và WEF tại WEF Thiên Tân tháng 6-2023. Ảnh: Nhật Bắc

Đây là Hội nghị WEF Davos có quy mô lớn nhất từ sau đại dịch COVID-19 và có sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế nhất từ trước đến nay. 

Với sự tham dự của gần 100 lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế, khoảng 3.000 lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp toàn cầu, Hội nghị năm nay thực sự là sự kiện có quy mô hàng đầu thế giới để chia sẻ những ý tưởng, thảo luận hấp dẫn, đa chiều về triển vọng kinh tế thế giới, những xu thế mới và tầm nhìn phát triển toàn cầu.

Hội nghị cũng thúc đẩy, kết nối hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư và trên các lĩnh vực giữa các nước và với các doanh nghiệp; đồng thời huy động sức mạnh tổng lực toàn cầu, nhất là hợp tác công - tư để tạo các động lực tăng trưởng mới, giải quyết các thách thức chung trong bối cảnh khó khăn, rủi ro, bất định hiện nay.

Với quy mô, ý nghĩa của Hội nghị như vậy, chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị WEF Davos năm nay có ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện:

Thứ nhất, Hội nghị là cơ hội giá trị để nắm bắt những tư duy, ý tưởng, mô hình phát triển, mô hình quản trị và các xu thế phát triển của thế giới, hay nói cách khác là trao đổi, lắng nghe "nhịp đập" của thế giới, từ đó tranh thủ, tận dụng kịp thời những thời cơ, xu thế mới, ứng phó hiệu quả với những thách thức đặt ra, thu hút tối đa nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Thứ hai, trong bối cảnh những năm qua, đất nước ta đã đạt những thành tựu nổi bật về phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội, tạo dựng được cục diện đối ngoại hết sức thuận lợi cho phát triển, đây là thời điểm lý tưởng để chúng ta chia sẻ, thông tin, quảng bá những thành tựu, định hướng, chiến lược phát triển đất nước, chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam, chuyển tải thông điệp mạnh mẽ về một Việt Nam năng động, đổi mới, là điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các tập đoàn toàn cầu.

Từ đó chuyển hóa môi trường đối ngoại thuận lợi của chúng ta hiện nay thành những kết quả hợp tác kinh tế cụ thể, những dự án đầu tư thiết thực, tạo các động lực mới thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Thứ ba, sự tham dự Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị cùng những chia sẻ, đánh giá, đề xuất của Thủ tướng Chính phủ về tình hình, quan điểm, tư duy phát triển ở tầm toàn cầu, giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng và giải quyết các thách thức nổi lên sẽ tiếp tục khẳng định đóng góp trách nhiệm, hiệu quả của Việt Nam đối với hòa bình, phát triển và các vấn đề quan tâm chung, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế, uy tín đất nước trên trường quốc tế, đặc biệt với cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.

Cuối cùng, với sự tham dự của nhiều lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tại Davos, Hội nghị cũng là dịp để nước ta tăng cường trao đổi, thúc đẩy hợp tác với Thụy Sỹ và các đối tác, các tổ chức quốc tế, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt về kinh tế - thương mại - đầu tư, tiếp tục triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13.

Thủ tướng sẽ có nhiều phát biểu quan trọng tại hội nghị

Thủ tướng Chính phủ dự kiến sẽ có một chương trình liên tục các hoạt động tại Hội nghị WEF Davos năm nay, gồm tham dự và phát biểu tại các phiên thảo luận quan trọng, trong đó có một số phiên đặc biệt dành riêng cho Việt Nam, chủ trì nhiều toạ đàm với lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu, tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế và doanh nghiệp. 

Việc Việt Nam là một trong 9 đối tác được WEF đề xuất phối hợp tổ chức Đối thoại Chiến lược Quốc gia với WEF và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính là một trong 8 lãnh đạo các nước có phiên đối thoại riêng với WEF thể hiện sự quan tâm, ghi nhận và đánh giá cao của WEF cũng như các tập đoàn đa quốc gia đối với vai trò, vị thế, quốc tế, những thành tựu và tầm nhìn phát triển của Việt Nam.

Thủ tướng công tác châu Âu: Ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện- Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ thông tin tại Đối thoại chiến lược quốc gia Việt Nam và WEF với chủ đề: Thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới để kiến tạo tương lai đất nước vào tháng 6-2023. Ảnh: Nhật Bắc

Với tinh thần đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tham gia, đóng góp tích cực tại Hội nghị.

Thứ nhất, Thủ tướng sẽ chia sẻ những đánh giá, nhận định, quan điểm của Việt Nam về triển vọng, thời cơ và thách thức, xu hướng điều chỉnh của kinh tế thế giới cả về cơ cấu và mô hình, tác động đến phát triển của thế giới và từng quốc gia. 

Từ những kinh nghiệm và bài học của Việt Nam và ASEAN, Thủ tướng sẽ đề xuất những giải pháp cả trước mắt và lâu dài nhằm tăng cường đoàn kết quốc tế, tái thiết lòng tin, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, giữa chính phủ với doanh nghiệp và các đối tác nhằm chia sẻ trách nhiệm chung, xoay chuyển tình thế, biến thách thức thành cơ hội.

Thứ hai, chúng ta cũng sẽ tiếp tục nhấn mạnh đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong xử lý các thách thức toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực ta có thế mạnh như an ninh lương thực, nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng công bằng…; chia sẻ kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô, kịp thời nắm bắt và chủ động đón đầu xu thế mới, sự sẵn sàng của Việt Nam trong thu hút đầu tư, nhất là trong những lĩnh vực ưu tiên như công nghệ cao, nghiên cứu phát triển, chuyển đổi xanh, chuyển đối số, kinh tế tuần hoàn…

Thứ ba, chúng ta cũng sẽ trao đổi và đề xuất những định hướng nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh, vai trò trung tâm của ASEAN và Việt Nam trong thúc đẩy tăng trưởng, củng cố các liên kết thương mại, đầu tư, chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu, giúp phục hồi kinh tế, tăng cường tính chống chịu của kinh tế toàn cầu.

Thủ tướng công tác châu Âu: Ý nghĩa quan trọng trên nhiều phương diện- Ảnh 4.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng Trao đổi với báo chí trước chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Đưa hợp tác truyền thống với Hungary và Romania sang giai đoạn mới

Ngay sau khi kết thúc tham dự Hội nghị WEF tại Davos, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Hungary và Romania từ ngày 18 đến ngày 23-1-2024. Đây là hoạt động trao đổi đoàn ở cấp Thủ tướng đầu tiên giữa ta và Hungary trong 7 năm qua và với Romania là trong vòng 5 năm.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo