1. Miền tranh luận: Trước kỳ thi, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành quy định ghi rõ: “Không ra đề vào vấn đề đang còn tranh luận”. Văn bản này không đề cập đến vấn đề cụ thể nào được xếp vào miền đang tranh luận.
Theo ý tác giả, bài toán tiếp xúc ở câu I, phần 3 đề thi khối D có dạng: Tìm điều kiện để đồ thị hàm phân thức (nhất biến) tiếp xúc với đường thẳng, chính là vấn đề đang tranh luận mà các nhà chuyên môn phải biết rõ.
Xin dẫn ra thống kê: Trên tạp chí Toán học và Tuổi trẻ - tạp chí uy tín về toán học phổ thông do Bộ GD-ĐT và Hội Toán học VN phát hành - các số tháng 3, 4 và 6 năm 2002 có liền ba bài báo quanh bài toán tiếp xúc, bởi theo tạp chí duy nhất về toán học phổ thông ở VN này “rất nhiều... giảng viên ĐH, cán bộ chỉ đạo môn toán ở các sở GD-ĐT, các giáo viên toán...” chưa nhất trí với đề xuất của Bộ về bài toán tiếp xúc. Năm nhà chuyên môn, trong đó có PGS Đặng Hùng Thắng chứng tỏ phương pháp nghiệm bội để giải bài toán tiếp xúc mà Bộ GD-ĐT không chấp nhận thật ra vẫn đúng đắn về mặt toán học. Họ cùng rất nhiều đồng nghiệp (TS Nguyễn Cam...) trên mặt tạp chí Toán học và Tuổi trẻ đề nghị cho sử dụng phương pháp nghiệm bội.
Ngoài ra, đa số sách phát hành rộng rãi ngoài xã hội - ngay cả các sách vừa xuất bản năm rồi như Giới thiệu đề thi tuyển sinh năm học 2001-2002 môn toán, NXB Hà Nội - vẫn tuyệt đối sử dụng phương pháp nghiệm bội, vốn đã rất quen thuộc với các giáo viên, học sinh hàng chục năm qua.
Khi có nhiều nhà chuyên môn chưa nhất trí về phương pháp giải bài toán tiếp xúc, đa số sách tham khảo ngoài xã hội lại đề cập đến cách giải nghiệm bội mà chương trình không cho phép, và tạp chí chuyên môn chứng tỏ cách giải sau ngỡ “sai” mà vẫn đúng, thì phải thừa nhận rằng đang diễn ra cuộc tranh luận quanh bài toán trên. Như thế, ra câu hỏi quanh vấn đề tranh luận này thì đề thi khối D cũng đã đụng chạm đến quy định của Bộ.
2. Ra đề ngoài SGK: Theo tài liệu hướng dẫn ra đề thi môn toán trong kỳ thi tuyển sinh vào các trường ĐH và cao đẳng từ năm học 2001 - 2002 của Bộ GD - ĐT, phần thứ nhất, trang 11 ghi: “Chương trình đại số và giải tích 11 - Về phần công thức lượng giác, sách không nêu các công thức tính sin3?, cos3?, tức không đòi hỏi học sinh nhớ các công thức này”. Nhưng câu III, đề toán khối D lại là phương trình lượng giác hầu như buộc học sinh phải biết khai triển cos3x mới giải được. Học sinh có thể tự thiết lập lại công thức, nhưng đề ra như thế nên bị xem là nằm ngoài chương trình, dù đã được tài liệu chú ý.
3. Không tôn trọng chú ý của Bộ: Cũng trong tài liệu trên, phần Cấu trúc đề thi, trang 30 ghi: “Chú ý ra các bài toán hình học không gian có thể giải được bằng cả phương pháp tổng hợp lẫn bằng phương pháp giải tích”. Gợi ý này đặc biệt phù hợp với tình hình thực tế đề thi ĐH khu vực phía
Bình luận (0)