xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trầy trật nhập thiết bị cũ

Bài và ảnh: CHÁNH TRUNG

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khi nhập các thiết bị cũ phục vụ sản xuất, nghiên cứu khoa học, đào tạo...

Từ năm 2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2006/NĐ-CP về quản lý hoạt động nhập khẩu sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) đã qua sử dụng để hạn chế rác thải công nghệ. Đến năm 2013, Chính phủ thay thế Nghị định 12 bằng Nghị định 187/2013/NĐ-CP nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp (DN) nhập thiết bị cũ phục vụ nghiên cứu, đào tạo. Thế nhưng, trong quá trình thực hiện phát sinh nhiều bất cập gây ảnh hưởng cho DN.

Thời gian xin giấy phép quá lâu

Đại diện Công ty GameLoft Việt Nam cho biết một số thiết bị di động mà công ty nhập về Việt Nam để thử nghiệm, phát triển phần mềm phải chịu sự quản lý từ Bộ Công ThươngBộ Thông tin - Truyền thông (TT-TT). Thủ tục và thời gian xin giấy phép nhập khẩu quá lâu đã ảnh hưởng đến hoạt động nên DN phải chuyển nhiều dự án quan trọng cho các chi nhánh khác ở nước ngoài. Nếu tình trạng này kéo dài thì GameLoft Việt Nam sẽ không thể cạnh tranh với các công ty khác trong khu vực.

Doanh nghiệp dạy sửa chữa ĐTDĐ rất cần thiết bị cũ cho học viên thực hành
Doanh nghiệp dạy sửa chữa ĐTDĐ rất cần thiết bị cũ cho học viên thực hành

Đại diện FPT Software phản ánh: “Chúng tôi vừa mất một hợp đồng do thủ tục xin giấy phép nhập vài chiếc điện thoại hỗ trợ nghiên cứu kéo dài 2 tuần, đối tác lập tức chuyển hợp đồng sang công ty ở các nước khác”.

Một số DN phản ánh cũng gặp khó khăn khi nhập những lô hàng nhỏ, chỉ 2-3 chiếc ĐTDĐ, máy tính bảng, laptop, camera... đã qua sử dụng nhưng vẫn phải làm hồ sơ xin giấy phép từ Cục Viễn thông. Trong khi đó, hằng tháng, DN có nhu cầu nhập hàng chục lô hàng như thế nên với quy trình thủ tục hiện nay sẽ mất rất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án phát triển phần mềm. Đã có DN vì không thể đáp ứng thời gian xin giấy phép nhập khẩu sản phẩm để thử nghiệm phần mềm nên bị đối tác nước ngoài từ chối hợp đồng thực hiện dự án.

Đại diện một DN đào tạo, sửa chữa ĐTDĐ tại TP HCM cho biết: “Chúng tôi cần nhập liên tục các sản phẩm ĐTDĐ đã qua sử dụng từ các mẫu đời cũ cho đến đời mới để học viên thực hành tháo lắp, sửa chữa chứ không thể mua máy mới vì giá quá cao. Tuy nhiên hiện nay, DN gặp nhiều khó khăn do thủ tục phức tạp, mất nhiều thời gian chứng minh mục đích nhập để phục vụ đào tạo chứ không kinh doanh... Học viên không có thiết bị để thực hành, ảnh hưởng đến thời gian, chất lượng đào tạo”.

Cần quy định cụ thể

Tại hội thảo “Quản lý hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng” diễn ra vào đầu tháng 11 tại TP HCM, nhiều chuyên gia cho rằng các cơ quan quản lý cần cải thiện thủ tục nhập khẩu, sớm ban hành thông tư hướng dẫn kèm theo danh mục các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu một cách cụ thể để DN thực hiện. Nhiều DN cho biết hiện thủ tục hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu thiết bị cũ chủ yếu theo hình thức thủ công, cần triển khai việc cấp phép theo cơ chế một cửa (giấy phép điện tử thay thế giấy phép giấy)…

Đối với sản phẩm đặc thù CNTT thì cần tập trung về một đầu mối cấp phép là Bộ TT-TT. Có những trường hợp phải chờ công văn xác nhận từ 2 bộ TT-TT và Công Thương mới có thể thông quan lô hàng. Bên cạnh đó, nhiều DN kiến nghị nên cụ thể hơn các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu nhưng mang tính đặc thù để nghiên cứu khoa học, viện trợ nhân đạo, sản phẩm công nghệ nhập vào Việt Nam để bảo trì, bảo hành theo hình thức tạm nhập tái xuất, nhập linh kiện cũ được làm mới để thay thế bảo hành dây chuyền bị hỏng...

Nhiều DN còn cho rằng thông tư hướng dẫn các nghị định chờ quá lâu mới có. Chẳng hạn, Nghị định 187/2013/NĐ-CP của Chính phủ được ban hành từ ngày 20-11-2013 nhưng đến cuối tháng 10-2015 mới có Thông tư 31/2015/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện.

Theo một đại diện Tổng cục Hải quan, Bộ TT-TT cần minh bạch hóa các loại thủ tục, giấy tờ và cung cấp đầy đủ danh mục hàng hóa không áp dụng danh mục cấm nhập khẩu trong thông tư. Lực lượng hải quan căn cứ vào đó thực hiện thông quan các sản phẩm theo quy định, không cần yêu cầu DN làm thủ tục xin phép nhập khẩu.

Một giải pháp tạm thời được đại diện 2 bộ TT-TT và Công Thương đưa ra là tạm thời DN có thể làm hồ sơ xin 1 trong 2 bộ. Bộ nào đồng ý sẽ thông báo cho bộ còn lại và gửi công văn cho cơ quan hải quan để thông quan cho kịp tiến độ của DN. Tuy nhiên, đại diện cơ quan hải quan cho biết đây là một biện pháp mang tính tạm thời nên không được khuyến khích.

“Hiện Bộ TT-TT đã cập nhật danh sách sản phẩm cấm nhập khẩu thay thế thông tư cũ bằng Thông tư 31/2015/TT-BTTTT mới, dự kiến có hiệu lực trong tháng 12-2015, để hạn chế tình trạng vướng mắc như hiện nay”- ông Nguyễn Anh Tuấn, đại diện Vụ CNTT (Bộ TT-TT), cho biết.

Sẽ có quy định cụ thể

Thứ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Thành Hưng cho biết: “Hiện CNTT đã được ứng dụng rộng rãi trong tất cả ngành sản xuất cũng như mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Việc ban hành một danh mục các sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành sản xuất. Hiện Bộ TT-TT đang hoàn thiện dự thảo để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu với nguyên tắc chỉ để phục vụ sản xuất trực tiếp không vì mục đích thương mại”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo