xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

8X với “kỹ năng” xài tiền

Theo SGTT

Bố mẹ Linh kêu trời vì cô con gái rượu đang biến ngôi nhà mình thành cửa tiệm tạp hóa. Phòng ngủ, phòng tắm là hai "shop" chưng đồ lớn nhất của Linh với gần như đầy đủ mọi sản phẩm thượng vàng hạ cám có mặt trên thị trường.

Không thể "để dành"

Gặp L.Linh, 23 tuổi, nhân viên bán hàng của một công ty điện thoại vào bất cứ thời điểm nào trong tháng cũng thấy mặt cô dàu dàu khi nhắc đến chuyện tiền nong, lương bổng.

Cứ mỗi cuối tuần lãnh lương, bao nhiêu Linh "nướng" vào siêu thị; mỗi mùa Tết, Noel, lễ lạt có giảm giá hay mới vừa rồi là Tháng khuyến mãi thì y như rằng nhà Linh tới đợt "nhập hàng".

Mua xong - để dành đó, có cái xài - xài một lần cho có rồi thôi và vô thiên lủng những cái "vắt óc" để xem nên dùng làm gì.

Và lời nói thật thà của Linh càng khiến ba mẹ cô xót ruột: "Ngày xưa, lúc mới đậu đại học cứ mơ mỗi tháng lãnh lương 1 triệu đồng là xài tha hồ, còn tính chuyện để dành trong bao nhiêu tháng thì đủ trả nợ hết bố mẹ tiền ăn học. Bây giờ, đầu tháng cầm trong tay 5 triệu mà thấy lo không biết sao cho đủ tháng này!". Ba mẹ còn mơ gì đến ngày được cô con gái về đưa tiền đỡ giúp gia đình đây?

Bác Hương (nhà ở Bến Vân Đồn, Q.4) vừa mở tủ quần áo của cô con gái và nói bằng giọng "bó tay": "Đó, bác đếm con coi, gần phân nửa quần áo là còn nguyên "mác", nó chưa hề xỏ tay. Giày dép thì vứt đầy trên kệ cho bụi bám với con Kiki gặm chơi!”.

Mang tiếng biết đi làm thêm kiếm tiền từ năm 2 đại học, nhưng Hà (23 tuổi, con gái bác Hương) vẫn không có được một đồng để dành. Thi thoảng còn phải về mượn tiền mẹ xài đỡ.

Mặc cho phụ huynh vẫn đang ngày đêm than thở "vén tay áo xô, đốt nhà tang giấy", những cô gái văn phòng thế hệ mới vẫn vừa đang sung sướng pha "khổ sở" vì căn bệnh "nghiện" xài tiền, nghiện mua sắm của mình.

Nói như H. Xuân, 19t, sinh viên RMIT: "Không có tiền thì thôi, mà mỗi lần cầm tiền trong tay mà tôi không rút ra mua cái gì thấy bứt rứt làm sao ấy. Có ít xài ít, có nhiều thì xài nhiều, nhưng bắt buộc phải xài. Để tiền cất kỹ trong tủ cũng như cất một mớ giấy lộn, tôi luôn có cảm giác sợ nó bay đi mất khi mình chưa kịp đổi - lấy - thứ - hữu - hình nào về!".

Các nhà kinh doanh càng "âm mưu" chọn đối tượng giới trẻ và nhân viên văn phòng làm thị trường chính, với đủ mọi chiêu thức quyến rũ họ, thì số người "nghiện" loại này chỉ có thể tăng lên và không cách chi "cai nghiện" được.

imgChúa chổm

Với thói quen "ăn lớn, nghĩ lớn, xài lớn" của tuổi trẻ thì gần như có đến 90% giới trẻ luôn bị nguy cơ đã, đang và sẽ tự biến mình thành con nợ rình rập.

Nỗi khổ này L. Huy, sinh năm 1983, phóng viên thời trang của một tạp chí khá lớn "hiểu" hơn ai hết. Bao nhiêu tiền kiếm được trong hơn một năm đi làm và cả những năm tháng làm thêm thời sinh viên, chàng quyết định đánh một vố lớn mua ngay chiếc bốn bánh Camry, giá gần 30.000 USD và được trả góp trong thời gian 5 năm.

Vấn đề không phải Huy thiếu khả năng chi trả mà hiện giờ, xem ra việc lái chiếc xe sang trọng ấy đến chỗ làm là rất vô duyên, kệch cỡm, và hoàn toàn không thích hợp với công việc "xẹt tới xẹt lui" của một phóng viên. Hằng ngày Huy vẫn tành tạch đi làm bằng chiếc Dream cùi, và tiền lương lại nhín ra một "số lượng đáng kể" để đóng tiền góp xe, và chi phí bảo quản xe. Huy chép lưỡi: "Dù sao thì cũng cảm giác sướng khi mình được làm chủ một thứ gì sang trọng, quý giá!"

Với vị trí trưởng phòng sales của một công ty quảng cáo lớn, Q.Hương rất hào hứng với số tiền mình được vay từ công ty sẽ đủ cho cô sở hữu một căn hộ chung cư cao cấp. Nhưng rõ ràng bàn tay đã quen với việc chi tiền vô tội vạ đã không để cho cô yên khi ôm cả đống tiền lớn trong tay.

Dần dần, mục tiêu của Hương hạ xuống căn nhà nhỏ trong hẻm, rồi xuống tới miếng đất bé ở quận ngoại thành. Giờ thì ba năm đã qua, hàng tháng, Hương vẫn cặm cụi trả nợ góp cho công ty trong khi tối về ở nhà thuê.

Đã thế, cô đâu dám khai thiệt cho ban giám đốc biết mình vẫn chưa mua được nhà, cứ giật mình ngay ngáy khi đồng nghiệp đòi Hương cho ăn tân gia. Với tình hình giá nhà đất chỉ có tiến mà không có lùi như thế này, không biết đến bao giờ Hương có thể làm chủ một khoảnh bất động sản của riêng mình.

Tiêu dùng thông minh?

Xét về khía cạnh kinh tế, tiêu dùng trong dân chúng tăng là một yếu tố tích cực kích thích kinh tế phát triển. Tất cả các nước phát triển và có mức sống cao trên thế giới đều hiểu rõ căn bệnh này hành hạ người dân như thế nào.

Phương châm "phòng bệnh hơn chữa bệnh", và họ đưa ra những liều "vắc xin" hợp lý để người dân (đặc biệt là giới trẻ) tự trang bị cho mình những kỹ năng chi tiêu thông minh, đầu tư hợp lý. Mỹ, Singapore, Hongkong đã đưa kỹ năng này như một môn học bắt buộc bậc phổ thông.

Đầu năm học này, môn học "quản trị kinh doanh" đã được Bộ Giáo dục Úc chính thức đưa vào giảng dạy từ lớp 4 trở lên. Với một nền kinh tế phát triển "siêu tốc" như Trung Quốc thì vắc xin được tiêm càng sớm càng tốt.

Đầu tuần rồi, khoá học "E.M.B.A" (Early M.B.A) đã được khai giảng tại Thượng Hải dành cho các em bé trong độ tuổi mẫu giáo, "sinh viên" già nhất lớp là 6 tuổi! Xem ra Trung Quốc quá "đau thương" trước bài học khủng hoảng kinh tế Thái Lan năm 1997 (các ngân hàng cho người dân vay vô tội vạ dẫn đến sụp đổ hàng loạt vì không thể thu hồi vốn) nên đã chích những liều "vắc xin" hơi mạnh tay!

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo