xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tự tử do bệnh

BS Lê Quốc Nam

LTS: Sau bài viết Tự tử để rũ bỏ nợ trần, Báo Người Lao Động Chủ nhật ngày 13-1, Tòa soạn nhận được phản hồi của bác sĩ Lê Quốc Nam, Giám đốc Phòng khám Tâm lý y khoa – Tâm thần kinh Quốc Nam về hiện tượng đáng chú ý này

Tự tử được hiểu là hành vi mang lại cái chết cho bản thân một cách có ý thức. Hiện nay, tình trạng này thực sự rất đáng báo động. Trên thế giới đã có khoảng 1 triệu người chết do tự tử (số liệu nghiên cứu năm 2000).

Cứ cách 40 giây thì có một người tìm đến cái chết và 3 giây thì có một người dọa chết. Tình trạng được xem là báo động tại Mỹ vì có 30.000 người chết vì tự tử mỗi năm. Ước tính, có đến 75 ca/ngày, nghĩa là 1 ca/20 phút. Trong đó, tỉ lệ nam chết vì tự tử gấp 3 lần so với nữ nhưng phái yếu lại mưu toan tự tử nhiều gấp 4 lần so với nam giới.

Bác sĩ tâm thần có nguy cơ tự tử cao nhất

Từ 15 đến 35 tuổi là giai đoạn con người dễ tự tử nhất. Tình trạng này diễn ra tương tự sau 75 tuổi. Trong những trường hợp đối mặt với ly dị, góa, độc thân có nguy cơ tự tử cao hơn người lập gia đình. Có một điểm rất đặc biệt là trong các ngành nghề thì những người làm nghề bác sĩ có nguy cơ tự tử cao nhất. Trong đó, bác sĩ tâm thần giữ tỉ lệ nguy cơ tự tử cao nhất. Tiếp đó là bác sĩ nhãn khoa và bác sĩ gây mê. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do trầm cảm và lạm dụng chất gây nghiện.

Nguy cơ tự tử ở bệnh nhân tâm thần thường cao hơn dân số chung từ 3 đến 12 lần. Theo thống kê, hiện nay 95% bệnh nhân chết vì tự tử hay mưu toan tự tử có bệnh lý tâm thần. Trong đó trầm cảm chiếm 80%, tâm thần phân liệt 10%, sa sút tâm thần hay mê sảng 5%. Thời điểm bệnh nhân có nguy cơ tự tử cao nhất là giai đoạn tuần nhập viện đầu tiên, trong thời gian giao ca khi bệnh nhân điều trị nội trú. Thời gian ngay sau xuất viện cũng là điểm đỏ báo động cho tình trạng bệnh nhân tâm thần tự tử.

Trầm cảm, căn nguyên tự tử

Bệnh nhân trầm cảm chủ yếu có nguy cơ tự tử cao gấp 20,4 lần so với dân số chung. Nguy cơ cao nhất đối với bệnh nhân trầm cảm hoang tưởng. Con số đáng lo ngại là 1/3 bệnh nhân trầm cảm chết vì tự tử trong vòng 6 tháng sau khi xuất viện. Một nghiên cứu ở Phần Lan cho thấy, tại thời điểm chết do tự tử chỉ có 45% bệnh nhân trầm cảm đang được điều trị và cũng chỉ có 3% sử dụng thuốc chống trầm cảm đủ liều.

Theo kết quả nghiên cứu về trầm cảm ở bệnh nhân đa khoa năm 2000 tại TPHCM cho thấy tỉ lệ trầm cảm là 7,7%, trong đó 34,5% có ý nghĩ hay hành vi tự tử. 5,3% sản phụ mắc chứng trầm cảm sau khi sinh thì trong đó có đến 41,2% có ý nghĩ hay hành vi tự tử. Mới đây, nghiên cứu “Khảo sát tần suất và tỉ lệ mắc các loại bệnh tâm thần thường gặp trong dân số chung tại TPHCM 2001 - 2005” cũng cho thấy rằng, tỉ lệ trầm cảm là 9,4%; trong đó 37,2% có ý nghĩ hay hành vi tự tử.

Rượu: con đường đến tự sát

Tính đến nay, có đến 15% bệnh nhân lệ thuộc rượu tử vong vì tự tử. 25% số người chết vì tự tử bị lệ thuộc rượu. Nghiên cứu ở 259 bệnh nhân nghiện rượu tại TPHCM cho thấy có đến 13 người có ý nghĩ hay hành vi tự tử. Điều này cho thấy chất men này chính là con đường dẫn đến tự tử nhanh nhất.

Bên cạnh đó, nguy cơ dẫn quyết định kết thúc cuộc sống còn xuất phát từ căn bệnh tâm thần phân liệt. Có đến hơn 10% bệnh nhân tâm thần phân liệt chết vì tự tử. Nghiên cứu ở 326 bệnh nhân tâm thần phân liệt tại TPHCM cho thấy 9,2% có ý nghĩ tự tử và 5,9% có hành vi tự tử. trong nhóm này trên 3/4 là nam giới và gần phân nửa là thể hoang tưởng.

Chia sẻ để kịp thời điều trị

Việc tìm hiểu những người thân khi có biểu hiện muốn tự tử, kịp thời giải tỏa và ngăn chặn ý nghĩ đó là hết sức cần thiết. Người muốn tự tử do bệnh lý thường lập ra kế hoạch cụ thể, tìm phương tiện, thời gian thực hiện... cho mình. Do vậy, khi đã biết được ý tưởng về cái chết, người thân sẽ có thể ngăn chặn tình trạng này. Xem xét những gút mắc tâm lý, xã hội và tìm hiểu thêm những mối quan hệ có khả năng hỗ trợ cho người bệnh tìm đến cái chết, để có thể nhờ bác sĩ tâm thần, chuyên gia... tư vấn sẽ góp phần đẩy nhanh quá trình điều trị.

Cần chú ý là khi đã tham gia điều trị, bệnh nhân cũng như người nhà phải tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Những nhà chuyên môn sẽ giải quyết bệnh lý tâm thần cơ bản, giải quyết hoàn cảnh gây sang chấn, thông qua thuốc men hay tâm lý liệu pháp để từ đó, đưa bệnh nhân dần trở về trạng thái ban đầu. Sự sẻ chia, yêu thương và gần gũi của gia đình, người thân chính là liệu pháp góp phần giải quyết các bệnh lý này.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo