5 năm qua đã phát triển mạnh các trường của doanh nghiệp gắn đào tạo với sử dụng và việc làm. Tuy nhiên, công tác dạy nghề hiện nay còn ở dạng quy mô nhỏ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ đào tạo cũng như chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường lao động trong và ngoài nước”. PGS-TS Đỗ Minh Cương, Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, đã khái quát như vậy ở hội thảo “Doanh nghiệp tham gia đào tạo nguồn nhân lực” tổ chức tại TPHCM sáng 17-3.
Mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực
Thực tế cho thấy, chúng ta không thể nào thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nếu từ nay đến năm 2010 không đưa số lao động được đào tạo từ 25% hiện nay lên 40%; không tiến hành công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn và tiến hành phân công lại lao động nông thôn nhằm giảm tỉ trọng lao động nông nghiệp từ 70% hiện nay xuống còn 30% - 35% và chuyển số lao động này sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ sau khi đã được đào tạo nghề. Nếu năm học 1986-1987 có 120.000 học sinh học nghề, 127.000 sinh viên đại học, thì năm học 2002-2003 chỉ có 219.000 học sinh học nghề và có đến 1.021.000 sinh viên đại học. Nhiều đại biểu cho rằng, sự mất cân đối trầm trọng trong tuyển sinh dẫn tới mất cân đối trong cơ cấu đào tạo và tất yếu dẫn tới mất cân đối trong cơ cấu nguồn nhân lực. PGS-TS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu, Đào tạo và Tư vấn Khoa học công nghệ, nói: “UNESCO đã khuyến cáo các nước rằng hãy chú ý phát triển hệ thống giáo dục - đào tạo một cách hợp lý, phù hợp với phát triển kinh tế sao cho đạt tỉ lệ 1/9, nghĩa là cứ 9 học sinh tốt nghiệp THCS và THPT thì có 1 học sinh học nghề đối với các nước đang phát triển; 1/4 đối với các nước phát triển. Việt
Chất lượng nguồn nhân lực của Việt
Dạy nghề thực chất là dạy thực hành, gắn chặt với sản xuất. Do vậy, các giáo trình giảng dạy phải gắn với yêu cầu của sản xuất, của người sử dụng lao động. Nhiều đại biểu thống nhất dạy nghề bao gồm các hình thức đào tạo mới, đào tạo lại, bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao. Các hình thức này gắn kết, liên thông chặt chẽ với nhau giúp người lao động tham gia học nghề và nâng cao trình độ, thăng tiến trong suốt cuộc đời hoạt động nghề nghiệp. PGS-TS Đỗ Minh Cương phát biểu: “Trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 mục tiêu phân luồng học sinh vào học nghề sau THCS là 15%, sau THPT là 10%. Nhưng thực trạng hiện nay cho thấy, việc phân luồng vào dạy nghề là khó có thể thực hiện được”. Viện sĩ- PGS Trần Đức Ba, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế - Kỹ thuật - Nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành, cho rằng chỉ tiêu trên nếu đạt được cũng là chưa hợp lý và còn quá thấp. Do ta phân luồng, đào tạo liên thông chưa tốt nên chưa sử dụng tốt lực lượng trẻ vào lao động sản xuất ra của cải vật chất, phát triển kinh tế đất nước. PGS-TS Đặng Danh Ánh cho biết thêm, theo thống kê của Diễn đàn Kinh tế Thế giới nghiên cứu chất lượng nguồn nhân lực của 59 quốc gia để xếp hạng về lợi thế cạnh tranh thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đang giảm dần.
Trường của doanh nghiệp: Không mới nhưng rất mới
TS Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần May Sài Gòn, kiêm Hiệu trưởng Trường Kinh tế - Kỹ thuật - Nghiệp vụ Nguyễn Tất Thành, cho rằng trường của doanh nghiệp sẽ đào tạo đội ngũ công nhân từ bán lành nghề đến lành nghề và kỹ thuật cao, góp phần giải quyết lao động kỹ thuật cho công ty. Nếu doanh nghiệp có trường, thì trường cũng là nơi tập hợp lực lượng nghiên cứu khoa học cho doanh nghiệp, giải quyết phần kỹ thuật, mẫu mã phù hợp với thị trường, đổi mới trang thiết bị phù hợp với quy trình công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu đem lại lợi nhuận cho công ty. Ông Hồ Hữu Lân, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mai Linh, cũng đồng tình và khẳng định: “Mười một năm phát triển Công ty Cổ phần Mai Linh là 11 năm dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực. Thành công của lĩnh vực đào tạo nghề thực sự góp phần cho sự lớn mạnh và phát triển của công ty. Cụ thể, doanh nghiệp đứng ra đào tạo nghề sẽ làm tăng sức mạnh cho kinh doanh có hiệu quả”. Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Phúc Ân cho rằng mô hình này không mới nhưng lại rất mới. Không mới vì có nhiều nước đang áp dụng, ta cũng đã từng có trường trong xí nghiệp và trường cạnh xí nghiệp. Mới là doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, chủ thể sở hữu là các cổ đông, mọi hoạt động đều gắn với hiệu quả, nếu không đáp ứng được thì sẽ “chết” ngay trong cuộc sống.
Bình luận (0)