Ngập nước trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, TP HCM
"TP đã cho phát triển về hướng trũng thấp, vốn không thuận tiện để xây dựng và phát sinh chi phí ẩn lớn, đến nay phải giải quyết bằng đầu tư vào thoát nước, chống ngập và đầu tư hạ tầng tốn kém hơn trên nền đất thấp và yếu.
Về đô thị cải tạo, hạ tầng ở khu vực cũ chưa được cải thiện bao nhiêu nhưng đã cho cải tạo quy mô lớn và xây dựng cao ốc theo kiểu bóc lõi dẫn đến ùn tắc cục bộ và quá tải ở khu vực trung tâm.
... Ngập lụt ở TP HCM chủ yếu xảy ra ở khu vực trũng thấp vốn không thuận lợi cho xây dựng ở quận 7, quận 12, Bình Chánh, Bình Tân, huyện Nhà Bè...
Các khu vực này với thảm thực vật và nơi chứa nước đã trở thành thảm bê tông chặn hướng thoát nước, gia tăng nước chảy tràn và giảm khả năng thấm xuống đất. Kết quả của đô thị hóa tràn lan tại các khu vực trũng thấp là phạm vi ngập lan rộng ra khu vực kề cận.
Tiền bán đất tính ra không đủ để chống ngập, có nghĩa chúng ta đang và sẽ tiếp tục bòn rút từ các quỹ và nguồn khác để đắp vào giải quyết chống ngập cho khu vực lỡ phát triển. Nếu các nhà đầu cơ cứ mua đất vùng trũng thấp, thường bị ngập, rồi thành phố bỏ tiền đầu tư cải thiện thì thực chất là thành phố bị hút máu cho các nhà đầu cơ hưởng lợi.
Thành phố cũng cần đẩy mạnh các giải pháp chống ngập hiệu quả, giảm chi phí gánh nặng của Nhà nước, có khả năng thích ứng và bền vững hơn như sử dụng các giải pháp trữ nước xuống đất, giảm bê tông hóa, làm chậm dòng chảy bằng sử dụng vật liệu, cân bằng đất ở khu vực trũng thấp phía Nam".
(TS NGUYỄN NGỌC HIẾU (Trường ĐH Việt Đức) chia sẻ trên Zing ngày 12-12 về giải pháp chống ngập cho TP HCM).
Bình luận (0)