xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ai xứng đáng đoạt giải?

Cát Vũ

Một loại hình sân khấu bị nhiều lời chê trách nhất, bị cơ quan chủ quản “chà xát” nhiều nhất qua các đợt tập huấn, chấn chỉnh nhưng lại có sức sống mạnh mẽ nhất trên sàn diễn. Vì sao vậy? - Gala cười 2003 chính là dịp để đi tìm câu trả lời

Sau gần bốn tháng mở cuộc thi, Gala cười 2003 đã vừa khép lại đêm qua, 19-12. Giải thưởng được trao dựa trên kết quả chuyên môn từ Ban Giám khảo (NSND - đạo diễn Phạm Thị Thành, NSƯT - đạo diễn Nguyễn Khải Hưng và soạn giả Huỳnh Minh Nhị), từ khán giả qua mạng VN Net, qua điện thoại số 19001570. Và có lẽ cũng không mấy khác với các hội diễn, liên hoan sân khấu toàn quốc xưa nay, giải thưởng đã được “rải” đều cho có Nam, có Bắc, có trai, có gái... nhằm động viên, khích lệ nặng chất phong trào hơn là một cuộc sát hạch nghiêm khắc nhằm tôn vinh những giá trị mang tính nghề nghiệp.

Một đại hội của những cây hài.- Dùng chữ “gala” ở đây quả là chính xác. Chưa bao giờ những diễn viên hài được gặp nhau trong một cuộc thi tài lớn như vậy. Trước nay, miền Nam - mà cái nôi mà TPHCM - vốn là nơi sản sinh ra những nhóm hài. Từ tấu hài chuyển sang diễn hài, rồi từ một cảnh ngắn trong một vở dài, từ một tiết mục lẻ trong một chương trình lớn... tấu hài đã trở thành một nhóm biểu diễn độc lập và hình thành cả một sân khấu “chuyên dùng” cho các nhóm diễn.

Lạ một điều, tuy là một loại hình tự phát song từ hơn 15 năm nay, các nhóm hài đã tồn tại như một dòng chảy có sức sống mạnh mẽ nhất của sân khấu. Mặc cho cải lương, kịch nói có lúc gặp khủng hoảng, vắng khách, các nhóm hài vẫn luôn được chào mời ở “mọi nơi, mọi lúc” và cho dù bị dư luận phê phán nhiều nhất, bị cơ quan quản lý “chà xát” rất gắt gao ở các đợt tập huấn, chấn chỉnh..., các nhóm hài vẫn cứ vươn lên tươi mới như lộc non đâm cành sau khi được cắt tỉa.

Sân khấu phía Bắc vẫn nặng truyền thống chính kịch và chậm chạp trong cơ chế quản lý nên bước đầu chỉ le lói một vài nhóm diễn hài của Minh Vượng, Xuân Hinh. Nhưng những năm gần đây, đối phó lại với thái độ quay lưng của khán giả, một số sân khấu cũng đã chuyển sang hình thức chia từng nhóm nhỏ, dựng những tiểu phẩm hài ngắn thay cho kịch dài hầu đáp ứng tức thời nhu cầu giải trí của người xem, như một giải pháp tình thế nhằm lấy ngắn nuôi dài, bước đầu đã phần nào thành công. Sự trỗi dậy của các nhóm hài phía Bắc đã làm phong phú thêm, đồng thời nối dài lãnh thổ hoạt động của loại hình hài nhóm trên cả nước. Song có một thực tế là các nhóm hài, tuy đắt show, vẫn chỉ làm ăn quanh quẩn ở những địa bàn quen thuộc với những khán giả quen thuộc. Chỉ đến khi có “gala cười” người xem cả nước mới được nghe nhìn một cách khá đầy đủ các nhóm hài ở cả hai miền Nam - Bắc.

Ghi nhận: Gala cười 2003: Có 45 tiết mục tham gia với trên 150 diễn viên. Có gần 20 chương trình đã phát sóng. Thời gian: Từ tháng 8 đến tháng 12-2003. Hơn 100.000 khán giả bầu chọn qua VN Net, điện thoại 19001570.

Cuộc đua vì “màu cờ sắc áo”.- Qua gần 20 chương trình phát sóng, không hiếm những tiết mục trong Gala cười khiến khán giả phải khó chịu, thậm chí phải “tắt đài” vì không cười nổi bởi tính thẩm mỹ yếu kém, gây phản cảm. Tuy vậy, phải ghi nhận đã có những tiểu phẩm khá hay, vừa đạt tính tư tưởng vừa đem lại sự khoái cảm trong thưởng thức. Thành công trước hết của Gala cười là đã quy tụ được gần như toàn bộ các cây hài đang hoạt động trên cả nước (trên 157 diễn viên). Họ tự nguyện tham gia một cách hăng say với một thái độ đầy trách nhiệm của người làm nghề mà không đòi hỏi một quyền lợi vật chất nào. Có người có mặt trong hai, ba tiết mục. Hầu hết là những tiết mục cũ đã đứng được trên sàn diễn, song cũng không ít những tiểu phẩm mới “sáng tập tối diễn”. Với họ, giải thưởng không phải là cái đích cuối cùng mà trên hết, là một dịp tiếp thị, quảng cáo cho thương hiệu của chính họ. NSƯT Hồng Vân, trước khi ra Hà Nội nhận giải, đã tỏ ra rất sung sướng vì Gala cười đã làm cho đồng nghiệp và khán giả phía Bắc biết đến và công nhận hài phía Nam”. Chị nói: “Lâu nay, người ta thường cho rằng hài phía Nam chỉ diễn ngoại hình, thiếu sâu sắc, bây giờ họ đã thấy khác. Bằng chứng là sau khi VTV3 phát sóng, nhiều nhóm hài phía Nam đã “Bắc tiến” theo khá nhiều lời mời”.

Theo kết quả bầu chọn, sở thích của khán giả hai miền cũng có phần khác nhau song theo NSƯT - đạo diễn Khải Hưng, Trưởng Ban Giám khảo, sự “nhất trí cao” của khán giả cả nước đều tập trung ở ba hạng đầu. Bởi cái đẹp trong nghệ thuật cuối cùng cũng vẫn phải gặp nhau ở một điểm chung: Đó là nó đem lại cho người xem một sự khoái cảm lành mạnh.

Giải thưởng thuộc về ai?.- Dư luận cho rằng chương trình Gặp nhau cuối tuần của VTV3 đã có một cuộc thu hoạch lớn khi “tay không” mà vẫn khai thác được “mỏ vàng cười” qua việc tổ chức Gala... Cho dẫu ở Gala cười, qua ống kính truyền hình, những cái hay, cái dở của các nghệ sĩ, kể cả những tiếng cười “vô duyên” của số khán giả ở phim trường được bày ra trước bàn dân thiên hạ, đều đã trở thành những bài học kinh nghiệm, thì người tổ chức chương trình lại được xem là “thí sinh” đoạt được giải lớn nhất. Có người hỏi, sau Gala cười, chương trình Gặp nhau cuối tuần sẽ làm gì tiếp theo đây? Đó mới chính là cái khó mà Gala cười 2003 đã để lại.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo