Vừa qua, anh và các cộng sự ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TPHCM đã tiến hành nghiên cứu khoa học “Tương quan giữa thủy sinh vật và điều kiện môi trường ở Vườn Quốc gia Tràm Chim”. Nghiên cứu tiến hành từ tháng 4-2000 và hoàn thành đầu tháng 4-2002.
Thành quả từ nghiên cứu rất quan trọng, giúp ích rất nhiều cho những nghiên cứu Tràm Chim về sau. Đó là kiểm kê được số lượng các thủy sinh vật hiện có như: tảo, phiêu sinh vật, thực vật bậc cao. Qua đó, thiết lập hệ thống giám sát biến động của chúng để quản lý. Tràm Chim nằm trong vùng quy hoạch nước lũ tràn. Nhóm nghiên cứu phát hiện, việc đào kênh trữ nước chữa cháy rừng trong Tràm Chim gây xáo trộn sinh thái. Bên cạnh đó, Tràm Chim bị ô nhiễm hữu cơ nặng do xác động thực vật bị ngập nước không thể phân hủy. Ngoài ra, khảo sát còn phát hiện hệ sinh thái của rừng có chiều hướng đi xuống: Sếu đầu đỏ giảm rất nhiều; các đồng cỏ chết hoặc mất đa dạng loài. Đặc biệt, tác hại nguy hiểm nhất là sự xâm nhập sinh vật ngoại lai có hại: cây mai dương. Theo TS Triết, vấn đề này rất đáng báo động. Trong vài năm tới, nếu không có biện pháp xử lý thì cây mai dương sẽ phủ đầy. Nó triệt tiêu các loại thực vật khác gây xáo trộn sinh thái nguy hiểm, tác hại môi trường.
Bình luận (0)