Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, Chính phủ Hàn Quốc vừa chấp thuận cho phép VN cùng 7 nước Trung Quốc, Kazakhstan, Indonesia, Sri Lanka, Thái Lan, Mông Cổ, Philippines được phép đưa lao động sang Hàn Quốc theo Luật Cấp phép lao động nước ngoài (CPLĐNN).
Trong tháng 4-2004, cấp chỉ tiêu cụ thể
Từ tháng 8-2004, song song với chương trình tu nghiệp sinh (TNS) hiện tại, VN có thêm chương trình CPLĐNN. Theo chỉ tiêu, trong năm 2004, Hàn Quốc sẽ tiếp nhận 79.000 lao động nước ngoài. Chỉ tiêu tiếp nhận lao động cụ thể đối với từng quốc gia phái cử cho hai chương trình TNS và chương trình CPLĐNN sẽ được Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ Hàn Quốc (KFSB) và Bộ Lao động Hàn Quốc thông báo ngay trong tháng 4 này. Theo một số nguồn tin chưa chính thức, trong các chỉ tiêu nói trên, dự kiến sẽ có 7.000 lao động VN đi theo chương trình TNS do KFSB phân bổ cho 8 DN phái cử của VN trong năm nay và khoảng vài ngàn lao động đi theo chương trình CPLĐNN do Bộ Lao động Hàn Quốc phân bổ.
Thu nhập cao như lao động bản địa
Hiện tại, tổng số lao động đang tu nghiệp và làm việc theo hợp đồng ở Hàn Quốc là 5.780 người. Cục Quản lý lao động ngoài nước (QLLĐNN), Bộ LĐ-TB-XH, cho biết đời sống công ăn việc làm của người lao động (NLĐ) đi theo chương trình TNS ở Hàn Quốc được bảo đảm tốt và ổn định, với thu nhập bình quân 850.000 - 950.000 won (khoảng 730 - 810 USD)/người/tháng.
Vấn đề đang được nhiều người quan tâm là đi theo chương trình CPLĐNN, thu nhập có cao hơn chương trình TNS hay không? Ông Trần Văn Thạnh - Phó Giám đốc Công ty Dịch vụ - XKLĐ & Chuyên gia Suleco và một số DN khác khẳng định chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Cụ thể, NLĐ đi theo chương trình CPLĐNN sẽ được hưởng mức lương cơ bản ngang bằng với lao động bản địa - khoảng gần 1.000 USD/tháng, chưa kể phụ cấp làm thêm và các chế độ khác. Quan trọng hơn, ông Nguyễn Thanh Hòa - Cục trưởng Cục QLLĐNN - cho hay các chế độ, quyền lợi, thu nhập, tiền lương, kể cả trách nhiệm, tư cách công dân của NLĐ đều được đối xử công bằng như lao động bản địa.
Ưu tiên tuyển lao động có tay nghề, ngoại ngữ
Hiện nay, điều kiện tuyển lao động đi Hàn Quốc theo chương trình TNS không quá khắt khe, chủ yếu tuyển lao động không nghề, văn hóa 9/12 trở lên cùng các điều kiện cá nhân khác. Sau thời gian 3 - 6 tháng đào tạo nghề, giáo dục định hướng, ngoại ngữ là có thể đi được. Đối với chương trình CPLĐNN, các nhà chuyên môn cho rằng, chắc chắn các quy định về tiêu chuẩn tuyển chọn sẽ khắt khe hơn. Ngoại ngữ (tiếng Anh và Hàn Quốc), trình độ, tay nghề chuyên môn cao sẽ là những yếu tố quan trọng được ưu tiên lựa chọn.
Kế hoạch tiếp nhận lao động nước ngoài của Hàn Quốc trong năm 2004 Ngành nghề Tổng số lao động Tu nghiệp sinh Chương trình Lao động CPLĐNN Ngành nghề Quốc quốc tịch nước ngoài Công nghiệp 40.000 23.000 17.000 Xây dựng 26.000 8.000 6.000 12.000 Dịch vụ 4.000 Nông lâm 4.000 2.000 2.000 Thủy sản 5.000 5.000 Cộng 79.000 38.000 25.000 16.000
Bình luận (0)