xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bão tố chính trị trên Đại Tây Dương

Nguyễn Dương

Dấu hiệu bất ổn đã xuất hiện đêm 8-4 khi Tổng thống (TT) Pháp Jacques Chirac yêu cầu trao quyền tái thiết Iraq cho Liên Hiệp Quốc (LHQ) sau khi chấm dứt cuộc chiến. Trong khi đó, TT Bush và Thủ tướng Anh Tony Blair tuyên bố hai nước này sẽ giành cho LHQ một vai trò quan trọng nhưng trách nhiệm bao trùm việc thiết lập một nước Iraq mới thuộc về Mỹ - Anh, hai nước đang có quân đội đổ máu xương để lật đổ chính quyền TT Saddam Hussein, một hành động bị Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ coi là bất hợp pháp.

Quan trọng nhưng không quyết định

Cuộc họp cấp cao Mỹ - Anh lần thứ 3 về Iraq đã diễn ra tại Belfast, thủ đô Bắc Ireland, trong hai ngày 7 và 8-4 giữa TT Bush và Thủ tướng Blair. Mặc dù có những bất đồng, cả hai nhà lãnh đạo “chủ chiến” đã cố gắng làm giảm nhẹ mâu thuẫn để tìm một tiếng nói chung về vai trò của LHQ ở Iraq trong tương lai. Hai ông đã tuyên bố với báo chí rằng hai ông đã nhất trí trao cho LHQ một vai trò quan trọng nhưng không quyết định trong việc thành lập một chính quyền lâm thời Iraq có thành phần rộng rãi bao gồm những người Iraq trong và ngoài nước.

Vài giờ sau cuộc họp nói trên tổ chức tại lâu đài Hillsborough, TT Jacques Chirac lên tiếng thách thức: “(Việc tái thiết Iraq) là vấn đề của LHQ và chỉ có LHQ mới có đủ thẩm quyền mà thôi”, lời nhận định này của TT Chirac đã làm tan vỡ hy vọng của ông Blair. Ông Blair muốn Mỹ và châu Âu quên đi “cuộc cãi cọ ngoại giao” diễn ra cách đây vài tháng về chuyện Iraq. Ông Blair không chỉ thất vọng về lời nhận định của TT Chirac, ông còn lo lắng thêm sau khi Moscow tuyên bố đột ngột sẽ tổ chức một cuộc họp cấp cao “bộ tam” Nga, Pháp và Đức, tại thành phố St. Petersburg của Nga vào cuối tuần này. Đây là ba nước lãnh đạo phe “chủ hòa” ở HĐBA LHQ. Theo báo điện tử The Telegraph (Anh), hiện giờ TT Putin chưa cho biết chương trình nghị sự cuộc họp đột xuất này về Iraq chắc chắn sẽ tập trung vào các nỗ lực ngăn chặn Mỹ - Anh nắm trọn quyền cai trị Iraq theo ý mình.

Hợp thức hóa hành động bất hợp pháp

Dĩ nhiên Mỹ - Anh sẽ chống đối quyết liệt, không cho LHQ toàn quyền quyết định về cơ cấu chính quyền tương lai của Iraq. Cả ông Bush và ông Blair cũng đã để lộ ý không muốn thương lượng gì cả với 3 nước nói trên mà Washington gọi là “trục cáo”. Hơn nữa bản thông cáo chung của cuộc họp cấp cao Belfast đã nêu rõ: “Trong khi liên quân tiến hành tái thiết Iraq, liên quân sẽ làm việc với các nước đồng minh của mình, với các nước hảo tâm, với LHQ và các tổ chức quốc tế khác. LHQ sẽ có một vai trò quan trọng trong việc tái thiết Iraq”. Nhưng hai nhà lãnh đạo Mỹ - Anh không chịu nói rõ vai trò quan trọng là như thế nào. Chỉ có một điều khá rõ ràng là Mỹ - Anh không muốn LHQ điều hành Iraq, mà chỉ muốn LHQ giúp họ tìm những người Iraq phục vụ chính quyền lâm thời. Ngoài ra, HĐBA sẽ được họ yêu cầu chính thức ủng hộ chính quyền Iraq hậu Saddam Hussein, nói cách khác hợp thức hóa những gì Mỹ - Anh đã làm ở Iraq.

TT Chirac hôm qua nói ông hoan nghênh việc Mỹ - Anh hứa giành cho LHQ “vai trò quan trọng” nhưng ông lại hiểu cụm từ này theo nghĩa LHQ có quyền giám sát Iraq thời hậu chiến. Do đó, ông đã nhấn mạnh: “Chúng ta đang ở trong một thời đại không còn tình trạng một hoặc hai nước có thể kiểm soát vận mệnh của một nước khác. Chỉ có LHQ và LHQ mà thôi mới có quyền đó”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo