xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Gánh hát ngày xuân

Thanh Hiệp

Trong hồi ức của NSƯT Bảo Quốc, gánh hát xưa vào những ngày Xuân luôn là nguồn sống của nghiệp hát và đạo hát mà ông tôn kính, đeo đuổi

NSƯT Bảo Quốc bảo rằng ông không thể nào quên hình ảnh thuở còn thơ, ông cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh tét của gánh hát gia đình. Mẹ ông, bà bầu Thơ, đường đường là một bà bầu đại bang cải lương nhưng hễ Tết đến là xắn tay lo nồi bánh tét. Nghệ sĩ Thanh Nga, chị ông, vốn tài sắc vẹn toàn lại được cha mẹ cưng chiều vì “hái ra tiền” từ năm mới 16 tuổi, vẫn phải làm những công việc nội trợ để chuẩn bị đón Xuân.

 

Xuân về là dịp làm ăn của các gánh hát. Cha là thầy tuồng - nghệ sĩ Năm Nghĩa - nên vào những ngày chuẩn bị đón Tết, Bảo Quốc thường đi cùng ông đến các gánh hát ở nhiều nơi hướng dẫn tập tuồng. Thuở đó, Bảo Quốc đã mê mẩn thế giới màn nhung đầy huyền bí. Sân khấu đã vẽ nên niềm tin về một nghề nghiệp mà gia đình đã hướng cho Bảo Quốc. “Lên 14-15 tuổi, những vở diễn ngày Xuân của các anh chị, cô chú đã theo tôi vào giấc mơ được làm ông hoàng, bà chúa trên sân khấu, dù tôi mê bóng đá, thích được làm cầu thủ hơn” – Bảo Quốc tâm sự.

img

Bảo Quốc hồi tưởng: “Lúc ấy, cha tôi thường bảo cứ ghé các gánh hát nghèo trên sông Hậu, sông Tiền sẽ thấy thế nào là một thế giới thu nhỏ”. Những gánh hát nghèo này là nơi giúp ông hiểu rõ cảnh đời gạo chợ, nước sông. Nhiều đứa trẻ đã ra đời bên cánh gà sân khấu, lớn lên trong gánh hát, kết hôn ở những đình miễu mà ghe hát đi qua. Bảo Quốc nhớ lại: “Lần ấy, một đào chánh đang hát lớp Đắc Kỷ đối ẩm với Trụ Vương thì chợt nghe tiếng con khóc.

Chị đành phải hát cương: “Đại vương đợi em một chút nghe!”, rồi vội vã chạy vào trong cho con bú. Đại vương bên ngoài chờ lâu sốt ruột cũng hát cương: “Nàng đi đâu, rượu ở đây sao không uống, còn vô trong hâm rượu làm gì?”. Khán giả có biết gì đâu, cũng cùng “Trụ Vương” đợi nàng Đắc Kỷ! Từ hôm đó, tôi mới biết thế nào là hát cương”.


Nhắc đến những gánh hát nghèo ngày Xuân, Bảo Quốc thường đề cập chuyện xảy ra với ông bầu Bòn của gánh Tầm Xuân. Bầu Bòn có gánh hát bội rất ăn khách từ thời tiền cải lương. Về sau, các gánh cải lương ra đời đã thu hút đông đảo khán giả khiến gánh hát bội của ông dần dần sa sút. Bầu Bòn phải tìm cách đem cải lương pha trộn với hát bội để cứu vãn, song cũng không kéo dài được bao lâu.“Một đời tảo tần nuôi hết gánh hát, vậy mà năm nọ, đúng dịp Xuân về, gánh hát của bầu Bòn rã đám.

Ông vẫn tươi tỉnh chia hết số bạc lẻ còn lại cho anh em hậu đài rồi cuốc bộ ra bến xe xin quá giang về với mẹ già ở Gò Công - Tiền Giang” – giọng Bảo Quốc xúc động. Theo ông, nhiều tấm gương của nghệ sĩ đi trước đã góp phần hình thành nhân cách của các nghệ sĩ lớp sau.
 

Sau này, các gánh hát không còn nữa, hàng loạt đoàn cải lương ra đời. Rồi cải lương cũng gặp lúc thăng trầm, nhiều nghệ sĩ phải chạy sô kiếm sống. NSƯT Bảo Quốc nhớ lại: “Cái Tết nhớ đời của tôi cũng là một dịp chạy sô. Đó là đêm 29 Tết, chiếc xe gắn máy của tôi bị hư giữa đồng trống. Một mình loay hoay trong đêm vắng, tôi bỗng lạnh người khi gặp một nhóm thanh niên say rượu. Họ dọa nếu tôi không cho tiền mua rượu, họ sẽ cướp xe.
 
Tôi liền xưng tên và nêu lý do phải đi qua đồng vắng này nhưng không ai tin. Đột nhiên, một người yêu cầu: “Nếu ông đúng là Bảo Quốc thì thử hát một đoạn Khốc hoàng thiên xem”. Dao đang kề cổ nhưng tôi cố ứng biến để ca ngay: Dạ, dạ, vãn bối là kẻ thích ngao du rày đây mai đó để tìm thầy học võ. Nay tình cờ ghé qua gia trang, nghe trang chủ là bậc anh hùng, chốn giang hồ tiếng nổ danh kêu nên vào thọ giáo mấy chiêu...

Người nọ nghe xong la lên: “Đúng anh sáu của tao rồi tụi bay ơi!”. Thì ra, anh này là con của một người hậu đài trong gánh hát xưa, nơi cha tôi từng làm thầy tuồng. Nghe tôi trách móc “cha làm thầy con đốt sách”, anh ta giãi bày: “Tụi em hù anh thôi chứ có đói cạp đất cũng không đi ăn cướp đâu”. Hôm đó, 4 giờ sáng tôi mới về đến nhà”.

NSƯT Bảo Quốc nói: “Ba tôi thường dạy nghiệp hát, đạo hát thiêng liêng lắm. Người nghệ sĩ không chỉ đơn thuần đi hát kiếm tiền mà còn phải làm tròn thiên chức tôn vinh cái đẹp, cảnh báo cái xấu. ông khuyên con cháu ráng học để nối nghiệp gia đình. Nghề hát tuy cực nhọc nhưng vui và đầy ý nghĩa, không phải ai có tiền cũng làm được”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo