xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bảo vệ Hoàng thành Thăng Long: Cần giải pháp hữu hiệu hơn!

Yến Anh

BẢO TỒN DI SẢN.- Đề nghị tập hợp chuyên gia, tranh thủ hợp tác quốc tế và có những giải pháp, công nghệ khoa học- Cuối tháng 2 vừa qua, phương án bảo vệ và tôn tạo khu di chỉ Hoàng thành Thăng Long đã chính thức được Bộ VHTT trình Chính phủ.

Lựa chọn một phần của khu A, B để bảo tồn

Theo phương án “bảo tồn một phần, lựa chọn để lưu giữ và bảo tồn một bộ phận quan trọng nhất để làm chứng tích giới thiệu kinh đô Thăng Long” này, khu vực được lựa chọn làm bảo tàng ngoài trời sẽ chỉ là một phần của khu A và B (phía đường Hoàng Diệu).

Đây là khu vực mà địa tầng đã phản ánh quá trình phát triển liên tục của Hoàng thành hơn mười thế kỷ qua, cũng là nơi mặt bằng kiến trúc phát lộ tiêu biểu nhất. Trong khi đó, phần bị thu hẹp của khu A, B sẽ được dành vào việc di dời những bộ phận tiêu biểu nhất của khu D về gắn dựng, tái tạo, đồng thời xây dựng nhà trưng bày bổ sung với quy mô vừa phải. Phương án cũng đề cập đến việc xây dựng mô hình giả tưởng về toàn cảnh khu vực Hoàng thành Thăng Long cũng như một vài sa bàn tổng thể khu di tích... tại nhà trưng bày này.

Chưa thể hình dung quy mô của kinh thành xưa

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều 3-3, TS Tống Trung Tín, Phó Viện trưởng Viện Khảo cổ học, người trực tiếp chỉ huy công tác khai quật khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long, cho biết đến nay, mới chỉ khai quật được trên diện tích khoảng 20.000 m2. Với diện tích này, chưa thể hình dung hết quy mô của kinh thành xưa. Trong khi đó, theo ý kiến của GS sử học Phan Huy Lê, những gì đã xuất lộ còn cung cấp thông tin trong lòng đất Hoàng thành Thăng Long xưa còn bảo tồn nhiều di tích, di vật quý. Từ đấy có thể đưa ra khả năng mở rộng diện điều tra và khai quật, xây dựng quy hoạch bảo tồn một khu vực di tích lịch sử, văn hóa của kinh thành Thăng Long, thành cổ Hà Nội và mở rộng đến các di tích cách mạng và kháng chiến thời đại Hồ Chí Minh như Hội trường Ba Đình, Lăng và Nhà sàn Bác Hồ... kéo dài từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 20. Đây là một di sản văn hóa vô giá của dân tộc nằm giữa thủ đô Hà Nội và nếu nghiên cứu, bảo tồn tốt, có thể được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới...

Thế nhưng, với phương án bảo tồn trên của Bộ VHTT, phần còn lại của di tích Hoàng thành Thăng Long (khu C, D) có thể sẽ bị lấp trở lại. Điều này có nghĩa là nếu chỉ giữ lại một phần di tích, sẽ rất khó để có thể hình dung đầy đủ và tổng thể về Hoàng thành Thăng Long. Và, có thể đó sẽ là một điều rất đáng tiếc.

Ngành bảo tồn: Chưa đủ kinh nghiệm

Cũng nhằm bảo vệ Hoàng thành Thăng Long trước mùa mưa bão, UBND TP Hà Nội và Viện Khoa học Xã hội đã đưa ra giải pháp cấp thiết trước tháng 5-2004 sẽ hoàn thành hệ thống mái che phủ toàn bộ 20.000 m2 đã khai quật được. Tuy nhiên, giải pháp lợp mái tôn này cũng gặp phải nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số nhà khoa học cho rằng nếu lợp mái tôn, vào những ngày mưa, di tích Hoàng thành Thăng Long sẽ biến thành cái. ..trống lớn vì độ ồn do nước mưa gây ra. Thêm vào đó, mái tôn chỉ che được mưa chứ không hạn chế được ẩm mốc bởi hiện nay các nhà khảo cổ vẫn phải cạo lớp đất bên ngoài để chống rêu ẩm. Phương án lấp cát như các di chỉ khác vẫn thường làm xem ra cũng không khả thi, bởi việc lấp cát chỉ thực hiện được ở những vùng đồi cao, đá vôi nhưng ở Hoàng thành Thăng Long thì ngay cả khi lấp cát xong vẫn phải khơi rãnh thoát nước và tiến hành bơm nước ra ngoài vì cát là tầng chứa nước. Nếu lấp cát một thời gian rồi bới lên thì sẽ hỏng hết. GS Phan Huy Lê nhận định: Ngành bảo tồn của chúng ta còn quá non trẻ, chưa đủ năng lực, kinh nghiệm và chuyên gia để hoàn thành nhiệm vụ bảo tồn một quần thể di sản văn hóa ngoài trời phong phú, đa dạng và phức tạp như thế. GS Phan Huy Lê đã đề nghị Chính phủ giao các cơ quan chuyên môn và chức năng tập hợp lực lượng chuyên gia trong nước cũng như tranh thủ hợp tác quốc tế để nghiên cứu và đưa ra một kế hoạch bảo tồn lâu dài với những giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp, hữu hiệu.

Tạm dừng khai quật đến bao giờ?

Bắt đầu từ ngày 1-3, hơn 300 nhân công làm việc tại khu vực Hoàng thành Thăng Long đã nghỉ việc, điều này cũng có nghĩa là công tác khai quật phải tạm dừng. Một lý do được đưa ra là đến bây giờ vẫn chưa tìm được chỗ để đổ đất. Tuy nhiên, lý do quan trọng hơn là đến giờ Bộ VHTT và các bộ liên quan hiện vẫn chưa đưa ra được một khung giá chi tiết và thống nhất áp dụng cho công tác khai quật khảo cổ (Báo NLĐ ngày 3-3 đã đưa tin). TS Tín cho biết, để “chạy” trước mùa mưa cũng như để bảo đảm tiến độ khai quật, các bên đã ngồi lại với nhau, đã thỏa thuận về những phát sinh và xin chủ trương của cấp trên để giải quyết vấn đề này. Nhưng ngày giờ khai quật trở lại thì vẫn còn phải chờ. TS Tống Trung Tín cũng cho biết thêm, mặc dù phương án của Bộ VHTT đưa ra là bảo tồn một phần nhưng trước mắt, việc khai quật tại Hoàng thành Thăng Long vẫn tiếp tục tiến hành đúng như kế hoạch. Có nghĩa là sau khi hoàn thành công việc khai quật tại khu A, B, Viện Khảo cổ sẽ lập báo cáo đánh giá và trình các cơ quan chức năng để xin ý kiến tiếp tục khai quật nốt khu C, D.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo