xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Bất ngờ với “Những đứa trẻ mắc zịch”

Hòa Bình

Bất ngờ đầu tiên là cái tên sách rất “khó đỡ”, không phải ai cũng đồng tình. Tuy nhiên, như cách giải thích của một trong những nhân vật chính của cuốn sách: “Mắc zịch tức là magic, tức là ảo thuật đó” thì độc giả thở phào.

Nhà văn Phạm Sỹ Sáu, người ủng hộ cái tên lạ của câu chuyện này và đỡ đầu cho câu chuyện ra đời tại NXB Trẻ, cho biết Trần Nhã Thụy vốn là một gương mặt văn học với những cuốn sách nghiêm ngắn mà bạn văn hay nhận xét là “bàn chuyện đại sự” nhưng lần này anh đã khiến người đọc ngạc nhiên vì một cuốn truyện dài (minh họa bởi những bức tranh sống động của họa sĩ Nguyễn Sơn) với ngôn ngữ vô cùng trẻ.

Trong làng văn Việt, khó có nhà văn nào vượt qua Nguyễn Nhật Ánh về truyện thiếu nhi. Không gian trong văn Nguyễn Nhật Ánh thường là làng quê, vùng núi và câu chuyện là của thời quá khứ; còn “Những đứa trẻ mắc zịch” của Trần Nhã Thụy mở ra một không gian phố thị của Sài Gòn đương đại, từ những buổi biểu diễn ảo thuật đường phố trước cửa nhà thờ Đức Bà đến những buổi lang thang dọc kênh Nhiêu Lộc của thằng Trà Đá.

img

Ba thằng Trà Đá tên là Trạng, làm nghề “nắm đầu thiên hạ”, tức là nghề hớt tóc; má nó, bà Trạng, làm nghề “sứ giả ẩm thực”, tức bán bánh tráng trộn ở cổng trường. Trà Đá mắc tật hay nói ngược, dẫn đến những văn cảnh tức cười, khác hẳn với cuộc sống dân nghèo tưởng chừng chẳng có gì làm những người trong khung cảnh đó cười được. Trà Đá có cô em gái là bé Bông, vì tự kỷ nên không nói được nhiều nhưng dường như Bông có một con mắt ở… sau gáy hay được trợ giúp bởi một năng lực siêu nhiên nào đó nên cô bé có nhiệm vụ chuyển tải đến mọi người những thông điệp bí ẩn.

Gấp cuốn sách lại, độc giả sẽ rất nhớ về thằng Mặt Nạ với những nỗi đau và nỗi sợ sẽ lên sẹo rồi bình phục; về Tuyết Băng, hay Băng hot girl - cô nàng trượt ván xuất thân từ dân lao động; về ông Hoàng bồ câu - nhà ảo thuật lừng danh một thời, người luôn sống trong tâm trạng của birdman - người chim và những cuộc phiêu lưu trong ảo thuật. Độc giả cũng khó có thể quên những kẻ xấu như Tùng xẻo và Tý chuột. Và có thể sẽ bất bình với cái kết nhẫn tâm cho thằng nhỏ tràn đầy tình yêu và lòng nhân hậu - thằng Trà Đá - sau một cú đỡ đòn cho Tuyết Băng, cô bé mà nó thương mến, tránh được đòn thù chết người của gã Tùng xẻo thì đã bị đập đầu xuống đất và rơi vào cơn hôn mê sâu, chưa biết khi nào tỉnh lại.

Độc giả thắc mắc hỏi sao nhà văn “ác” thế? Trà Đá có sống không? Trần Nhã Thụy trả lời: Cả nhà văn và độc giả chỉ biết cùng cầu nguyện vì sự thực là, trong cuộc sống có rất nhiều thứ không thể trả lời được mà chỉ có thể cầu nguyện. Và đối với Trần Nhã Thụy, anh cho rằng đã yêu thương thật lòng thì sẽ phải trả giá, cho dù nhiều khi, cái giá rất đắt.

Cuộc chia tay với chiếc giường bệnh mà thằng Trà Đá nằm trên đó là khá khó khăn đối với nhóm các nhà ảo thuật nhí nhưng không tạo một cái kết bi kịch nặng nề. Trần Nhã Thụy diễn đạt mọi thứ đều hợp lý, vừa phải, ngay cả những chuyện đau đớn cũng có thể nhẹ nhàng hơn và khiến độc giả hiểu rằng đôi khi nước mắt cũng là cần thiết chứ không phải chỉ có nụ cười.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo