xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đừng để đờn ca tài tử bị biến dạng!

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Đó là thông điệp đưa ra của nhiều nhà nghiên cứu, nghệ nhân... tại cuộc tọa đàm “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật đờn ca tài tử” do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch TPHCM tổ chức, diễn ra ngày 21-12 tại Bảo tàng TPHCM

Buổi tọa đàm đã thu hút đông đảo nghệ nhân, nhạc sĩ và những người yêu thích đờn ca tài tử tham dự. 19 bài tham luận của 16 tác giả và 6 ý kiến phát biểu chính thức đã tập trung vào hai nội dung: “Những vấn đề quan trọng khẳng định giá trị nghệ thuật đờn ca tài tử” và “Những yếu tố hình thành đờn ca tài tử”, từ đó đi đến kết luận bộ môn nghệ thuật này cần được bảo tồn trong chính đời sống của người dân.

 
Đưa ra những vấn đề thực tiễn trong việc bảo tồn và phát huy để nghệ thuật đờn ca tài tử thật sự là di sản văn hóa phi vật thể có giá trị, GS-TS Nguyễn Thuyết Phong nhấn mạnh: “Phải quan tâm đến việc bảo tồn không gian tồn tại của đờn ca tài tử. Người chơi và người thưởng thức phải thực sự là tri âm, tri kỷ”.
 
Quan ngại về những hiện tượng của đờn ca tài tử trong đời sống hôm nay, nhiều ý kiến đã tập trung vào vấn đề đào tạo đội ngũ thầy đờn, thầy tuồng (giới sáng tác) và cả những người ca tài tử. GS-TS Trần Văn Khê không đồng tình việc sáng tác bài bản tài tử đã tự ý thêm thắt và cắt bỏ không thuyết phục những bài bản đã được công nhận.
 
 
img
GS Trần Quang Hải “gõ muỗng” song tấu với đờn kìm do GS-TS Trần Văn Khê biểu diễn,
minh chứng cho yếu tố tiếp nhận những sáng tạo mới trong đờn ca tài tử của Việt Nam


Việc giáo dục giới trẻ hiểu và trân trọng âm nhạc dân tộc, trong đó có đờn ca tài tử, để hạn chế dấu hiệu xâm lấn của các loại hình âm nhạc đang ăn mòn tâm hồn của giới trẻ là rất cần thiết. GS-TS Trần Văn Khê khẳng định: “Đừng để không gian đờn ca tài tử bị biến dạng. Vì dẫu UNESCO có công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử là di sản văn hóa phi vật thể thì chính chúng ta chứ không phải ai khác phải có trách nhiệm bảo tồn và phát huy những tinh hoa mà ông cha để lại”.
 
Tại buổi tọa đàm, các nghệ nhân, nhạc sĩ đã biểu diễn minh họa nhiều tiết mục đờn ca tài tử tiêu biểu, độc đáo. “Lấy cái hay của người biến hóa thành cái hay của mình”, bài độc tấu Nam xuân của nhạc sĩ Văn Môn bằng cây guitar phím lõm đã chứng minh việc áp dụng nhạc cụ phương Tây vào dàn nhạc cụ đờn ca tài tử có nghiên cứu một cách ấn tượng. Tiết mục “gõ muỗng” của GS Trần Quang Hải song tấu với đờn kìm do GS-TS Trần Văn Khê biểu diễn cũng thể hiện sự sáng tạo trong đờn ca tài tử.
 
Thành công của cuộc tọa đàm không chỉ phục vụ cho việc làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận nghệ thuật đờn ca tài tử của VN là di sản văn hóa phi vật thể mà còn là dịp để những người hoạt động trong lĩnh vực này bày tỏ tâm huyết bảo vệ tài sản quý của dân tộc.
 
Hội thảo quốc tế về nghệ thuật đờn ca tài tử Việt Nam do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức tại TPHCM sẽ diễn ra từ ngày 8 đến 11-1-2011 với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu âm nhạc trong và ngoài nước, trước khi hoàn tất hồ sơ gửi sang Pháp trình UNESCO theo kế hoạch, vào tháng 3-2011.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo