xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giấc mơ bảo tàng Wada dang dở

Kim Khánh

Chưa kịp ra mắt công chúng nhưng kho hiện vật đồ sộ của nhà sưu tầm người Nhật Shoichiro Wada vẫn mang một câu chuyện đẹp về tình yêu cổ vật nơi ông - người đã gắn bó với Việt Nam lâu năm trước khi qua đời

Phải đi hết đường Kinh Dương Vương ra rìa phía Tây Nam TP HCM rồi rẽ vào một con đường nhỏ đoạn tiếp giáp Quốc lộ 1, chúng tôi mới tìm ra tòa nhà trên đường Trần Đại Nghĩa, phường Tân Tạo A, quận Bình Tân - nơi đã được UBND TP HCM ký quyết định cho phép ông Shoichiro Wada thành lập một bảo tàng nghệ thuật tư nhân từ cuối năm 2012. Nhưng tòa nhà ấy không hề treo bảng tên bảo tàng và thường đóng cửa im lìm bởi chủ nhân đã đột ngột qua đời sau một hành trình xin cấp phép đầy gian nan.

Ông lão Nhật mê cổ vật

Nhà sưu tập Shoichiro Wada (1942-2013) hoạt động ở Việt Nam từ trước năm 1975. Ông từng là tổng công trình sư của Công ty Hazama, đơn vị đã thiết kế nhiều công trình lớn ở Việt Nam, nhưng lại mê cổ vật ghê gớm. Là một kỹ sư công trình rất giàu có nhưng ông lại đam mê cổ vật và bỏ rất nhiều tiền vào thú chơi này.

PGS-TS Phạm Đức Mạnh, Trưởng Bộ môn Khảo cổ học Đại học Quốc gia TP HCM, một người có công lớn trong việc giúp ông Wada xác định giá trị số cổ vật, hồi tưởng: “Ông sưu tầm đủ thứ trên đời nhưng độc đáo hơn cả là 602 bức tượng đồng chưa từng thấy ở Việt Nam và châu Á. Ông mua từ nhiều nguồn khác nhau rồi thuê các kho ở Đồng Nai, Tân Tạo (TP HCM) để gửi với mong muốn đến cuối đời, khi thôi sự nghiệp xây dựng sẽ mở một bảo tàng”.

img
img
img
Những hiện vật quý hiếm trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm cổ vật người Nhật Shoichiro Wada (ảnh do Bộ môn Khảo cổ học Đại học Quốc gia TP HCM cung cấp)

Những hiện vật quý hiếm trong bộ sưu tập của nhà sưu tầm cổ vật người Nhật Shoichiro Wada (ảnh do Bộ môn Khảo cổ học Đại học Quốc gia TP HCM cung cấp)

TS Nguyễn Việt từng viết về bộ sưu tập của Wada rằng ngoài tượng đồng, ông còn hàng trăm thùng, kệ đồ gốm sứ, thủy tinh và kim loại khác với số đầu tiêu bản lên đến nhiều ngàn chiếc. PGS-TS Phạm Đức Mạnh cho biết bộ sưu tập của Wada có cả các ché rượu cần, cồng chiêng trên Tây Nguyên, chưa kể những hiện vật nhỏ mà ông và các sinh viên chưa có dịp giám định.

Nghe PGS-TS Phạm Đức Mạnh kể, chúng tôi mới thấu hiểu hết những chông gai mà ông Wada đã phải trải qua để kho hiện vật “khủng” của mình được công nhận giá trị nghệ thuật.

Trầy trật xin giấy phép

Tâm huyết là thế nhưng hành trình làm thủ tục xin mở bảo tàng tư nhân của ông Wada tại TP HCM lại gặp vô vàn trở ngại bởi thủ tục ấy với người Việt còn khó, huống chi là người nước ngoài.

Từ rất lâu, khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) còn là Bộ Văn hóa - Thông tin, ông đã đệ trình giấy phép xin mở bảo tàng tư nhân phục vụ ở Việt Nam chứ không muốn mang về nước. Các hội đồng quốc gia đã được lập ra và họ kết luận rằng đồ của ông là “giả cổ”, tức là đồ mới và không có giá trị. Điều này đồng nghĩa với việc ông không được mở bảo tàng và có quyền mang số hiện vật ra khỏi Việt Nam nhưng rồi ông cũng không làm thế.

Trong giai đoạn trầy trật tìm sự công nhận giá trị cho bộ sưu tập, với lòng yêu khảo cổ sâu sắc, ông Wada đã tài trợ nhiều học bổng dành riêng cho các sinh viên khảo cổ của Đại học Quốc gia TP HCM. Khi ấy, bộ môn khảo cổ ở ĐH này đang trong giai đoạn vất vả mở ngành và hoàn thiện các hệ đào tạo. Xúc động trước nghĩa cử đẹp của Wada dành cho số ít sinh viên của chuyên ngành thuộc vào loại “quý hiếm” này ở Việt Nam, PGS-TS Phạm Đức Mạnh đã tìm gặp và biết được câu chuyện của ông.

PGS-TS Phạm Đức Mạnh kể: “Khi được mời đến xem một kho chứa đồ cổ được Wada thuê ở quận 10, tôi thấy đẹp quá và cũng thắc mắc vì sao hội đồng lại giám định như thế. Tôi đề nghị nếu Wada muốn nhờ trường giám định, tôi sẽ chịu trách nhiệm về mặt khoa học nhưng kinh phí ông phải chi vì trường không có. Ông đồng ý ngay. Tôi mời nguyên hiệu trưởng trường là GS-NGND Ngô Văn Lệ lập hội đồng và đích thân chỉ huy 2 lớp khảo cổ làm việc trong 1 tháng; đồng thời mời thêm các chuyên gia uy tín và am tường không chỉ về văn hóa Chămpa mà cả văn hóa Đông Nam Á như: nhà khảo cổ học- chuyên gia nghiên cứu về văn hóa Óc Eo Võ Sĩ Khải, GS Cao Xuân Phổ, PGS-TS Ngô Văn Danh, TS Nguyễn Việt - Giám đốc Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á và là người rất am hiểu về nhiều bảo tàng thế giới”.

Sự công nhận xứng đáng

Nhóm chuyên gia cùng các sinh viên khảo cổ đã cẩn thận giám định từng hiện vật ròng rã trong suốt 1 tháng. Họ cân từng bức tượng, dù bộ sưu tập 602 tượng của ông nặng tổng cộng hơn 32 tấn đồng. Rồi họ lật tượng, gõ phần đế lấy mẫu đem phân tích hóa học, phân tích quang phổ, moi ruột tượng lấy các chất hữu cơ bên trong để giám định tuổi bằng phương pháp Cacbon-14... Dù chi phí giám định rất đắt (3 triệu đồng/mẫu) nhưng ông Wada không nề hà và sẵn sàng chi trả cho cả 602 mẫu tượng mang đi giám định.

Kết quả giám định cho thấy tỉ lệ đồng trong các tượng chỉ 50%-70%, còn lại là tạp chất khác; tuổi tượng vào khoảng nửa đầu thế kỷ XX, tức là thời hiện đại. Điều kỳ thú là dù các chuyên gia lớn như TS Nguyễn Việt, GS-TS Phạm Đức Mạnh, nhà nghiên cứu Võ Sĩ Khải… từng đọc qua rất nhiều sách vở cùng đủ mọi tài liệu nhưng lại nhận thấy hàng loạt tượng thần Shiva, Vishnu, Brahma… và các tượng Hindu giáo của ông Wada không hề giống tượng mới và cực kỳ sinh động. Riêng tượng thần Shiva, ông có đến mười mấy kiểu khác nhau. Tượng phúc thần Ganesha (đầu voi mình người) ông cũng có đến 20 kiểu đủ mọi tư thế. Ngoài ra, ông còn có nhiều tượng thần dát vàng rất quý.

Cuối cùng, nhóm chuyên gia kết luận rằng dù tuổi không xưa như các tượng trên thế giới nhưng bộ sưu tập của ông Wada lại có giá trị nghệ thuật rất cao. Thế là cuộc hành trình nhẫn nại đầy đam mê của Wada cuối cùng đã có được thành quả: UBND TP HCM ký quyết định cho phép ông mở Bảo tàng nghệ thuật Wada vào cuối năm 2012. 

Bộ sưu tập quý hiếm

PGS-TS Phạm Đức Mạnh cho biết: “Quan điểm của tôi không như Luật Di sản quy định là phải quá 100 năm tuổi mới được tính là đồ cổ. Theo tôi, tác phẩm nghệ sĩ làm ra do ảnh hưởng một trường phái nào đó nhưng thuộc loại quý hiếm thì vẫn có giá trị nghệ thuật. Kết luận của chúng tôi lại đi ngược với quan điểm của hội đồng quốc gia. Vì thế, Cục Di sản và ngành văn hóa TP HCM đề nghị xem lại tập nghiên cứu của chúng tôi, rồi họ lập tiếp vài hội đồng nữa để giám định. Cuối cùng, họ đồng tình với quyết định của chúng tôi”.

Kỳ tới: Tâm nguyện đẹp chưa thành

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo