xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Giai điệu của những dây màu

Bài và ảnh: Nguyễn Tường

Họa sĩ 32 tuổi, người gốc Quảng Nam, từng lớn lên trong trại trẻ mồ côi ở phố cổ Hội An đã chọn sống lang thang và một thế vẽ độc lập

Phi lập thể là cách mà Nguyễn Quốc Dân gọi cho dòng tranh của mình; hơn thế, là cách gọi tên về một hành trình thể nghiệm xuyên suốt trong mỹ thuật. Năm 2003, anh tốt nghiệp Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM và mất nhiều năm lang thang, tìm, định vị về phương pháp. Cái mà anh tìm được - có lẽ hợp với cá tính mạnh mẽ, không chấp nhận những gì “đèm đẹp” duy mỹ theo lối cũ - là một sự thách đố nội tâm với chính anh và cả người xem. Anh gọi đó là “phi lập thể”.

Các năm 2011, 2012, 2014, Nguyễn Quốc Dân đã trình bày lối vẽ phi lập thể (đơn sắc, đa sắc và trên chất liệu phấn) qua 3 cuộc triển lãm tại TP HCM đã gây cảm hứng đặc biệt cho người xem tranh.

Họa sĩ Nguyễn Quốc Dân bên một tác phẩm phi lập thể mà anh tâm đắc
Họa sĩ Nguyễn Quốc Dân bên một tác phẩm phi lập thể mà anh tâm đắc

Ở triển lãm Phi lập thể - Chân dung lần này, Nguyễn Quốc Dân theo đuổi một chiều kích khác. Vẫn với những dây, những sợi màu chằng rối vào nhau mà hình thành nên bề mặt, chiều sâu, cấu trúc, đường nét những nhân diện đầy ngẫu hứng, ta gặp phía sau tranh là một mối ưu tư về tâm tính, tâm thức con người trong cuộc sống hiện đại. Đó là một thứ tâm thức nhiều dị biến, xao lãng và đôi khi rối loạn. Nhưng dẫu sao, 11 chân dung trên 11 khung tranh cỡ 2x2 cho đến 2x5, cho thấy Nguyễn Quốc Quân vẫn hướng những mặt người của mình đến một sự hài hòa nhất định theo những nguyên tắc truyền thống (về bố cục lẫn màu sắc) của tranh giá vẽ. Ẩn sau đó là thông điệp xuyên suốt: Sự chủ động tìm kiếm hài hòa hay cơ chế tự cân bằng cũng là thứ tâm niệm mà con người hôm nay kiếm tìm trong một thế giới đang bị nhiễu bởi nhiều thứ: thông tin, sự hướng ngoại, tiêu dùng, khủng hoảng niềm tin…

Những ánh mắt được kiến tạo từ giai điệu của những sợi dây sẽ không khiến chúng ta thấy dễ chịu hay an lòng ngay tức khắc. Nhưng trong những khoảng co giãn được tạo ra bởi các “biến thể sợi” ta thấy tranh đang sống với mình, những bức tranh đang… nhìn vào tâm hồn mình.

Sự đề cao tính ngẫu hứng và bút lực thái quá đôi khi gợi cảm giác tranh của Nguyễn Quốc Dân là một cuộc vật lộn, đôi chỗ có dấu hiệu cường điệu. Thời gian và sự trải nghiệm có lẽ sẽ làm công việc còn lại của nó: tiết chế sự tung tẩy bản năng để đi sâu vào ngôn ngữ của chiêm nghiệm. Sự cô đọng là điều mà người xem triển lãm sẽ tiếp tục chờ đợi sau loạt tranh này, trong tiến trình kiếm tìm mình của họa sĩ có thể gọi là trẻ và có một bảng tiểu sử khá đặc biệt.

Triển lãm Phi lập thể - Chân dung của họa sĩ Nguyễn Quốc Dân tại số 12 Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM
Triển lãm Phi lập thể - Chân dung của họa sĩ Nguyễn Quốc Dân tại số 12 Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM

Nếu đã tạo dựng một lối đi riêng và thuận tay về phương pháp thì điều còn lại, “nói cái gì” trong cuộc sống hôm nay, có lẽ không phải là vấn đề quá lớn. Bởi đời sống hôm nay có biết bao điều để trằn trọc.

Một điều đặc biệt nữa bên hành lang triển lãm mà người viết nghe được: Không gian trưng bày 11 bức tranh khổ lớn của Nguyễn Quốc Dân lần này ở địa chỉ 12 Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM được tài trợ một phần lớn bởi người đàn ông bán trà sữa vỉa hè cạnh Nhà hát Thành phố - một bạn vong niên mà Dân may mắn quen thân trong quá trình đi vẽ.

Triển lãm diễn ra từ ngày 27-4 đến 5-5.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo