xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

GS-TS Trần Quang Hải về nước dạy kèn môi và gõ muỗng

T.Hiệp

Nhận lời mời của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, GS-TS Trần Quang Hải, con trai trưởng của cố GS-TS Trần Văn Khê, đã về nước giảng dạy bộ môn kèn môi của dân tộc H’Mông và nghệ thuật gõ muỗng.

Hai lớp học này được Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam khai giảng ngày 19-4 tại Hà Nội nhằm giúp học viên nắm bắt nhanh chóng nghệ thuật chơi kèn môi và gõ muỗng. Hơn 100 học viên đăng ký theo học.


GS-TS Trần Quang Hải hướng dẫn cách thổi kèn môi cho các học viên Ảnh: Lan Nguyên

GS-TS Trần Quang Hải hướng dẫn cách thổi kèn môi cho các học viên Ảnh: Lan Nguyên

Bằng kỹ thuật thể hiện do ông tìm ra mà muỗng trở thành loại nhạc cụ bộ gõ được vận dụng một cách sáng tạo. “Vì nó đưa mọi người từ cái biết đến cái không biết, từ cụ thể sang trừu tượng. Những chiếc muỗng bình thường khi qua bàn tay khéo léo và cách xử lý nhạc học, ai cũng có thể mang lại sự hấp dẫn lạ thường sau khi được học” - GS Trần Quang Hải cho biết.

Riêng kèn môi là nhạc cụ độc đáo có mặt ở hầu hết các châu lục. Đàn thuộc loại khí tự âm vang (idiophone) với dáng hình nhỏ nhắn, chỉ dài khoảng 7 cm, có thể bỏ vào túi gọn gàng. Kèn môi có nhiều hình dáng và chất liệu khác nhau nhưng đều có 2 bộ phận chính là khung cố định và lưỡi gà di động. “Hiện nay, khoảng 30 quốc gia trên thế giới có nhạc cụ kèn môi. Ở châu Âu, kèn môi rất thông dụng với nhiều tên gọi khác nhau. Ở Anh là jew’s harp; Pháp là guimbarde; ở Đức và Áo, kèn môi được gọi là maultrommeln... So với kèn môi ở các nước Âu - Mỹ làm bằng thép, sắt, đồng thau hoặc nhôm và hầu như có cùng một kiểu dáng thì tại châu Á, tùy theo truyền thống và bản sắc từng dân tộc mà kèn môi ở mỗi nước có độ dài ngắn khác nhau với tên gọi rất đa dạng: mukkuri (Nhật Bản), genggong (Bali), kubing (Philippines) và kèn môi ở Việt Nam” - GS-TS Trần Quang Hải thông tin.

Vật liệu để làm kèn môi ở châu Á không chỉ bằng kim loại mà còn bằng tre. Ở Việt Nam, kèn môi là một trong những nhạc cụ được đồng bào các dân tộc thiểu số rất ưa chuộng. Loại kèn môi bằng kim loại có thể tìm thấy ở vùng người dân tộc Gia Rai, bằng thau ở dân tộc Mông, bằng tre ở dân tộc Ba Na và Ê Đê…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo