xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Ngắc ngoải nghề điêu khắc: Khát khao tạo tác cho cộng đồng

Bài và ảnh: Ngọc Lê

Tác phẩm điêu khắc hơn hội họa chính là sự hòa nhập với công chúng và tính bền vững của nó. Để có những tượng điêu khắc phục vụ cộng đồng, nhà nước cần có sự đầu tư, ưu đãi hay khuyến khích cho ngành điêu khắc trong nước

Theo các điêu khắc gia (ĐKG), nếu đi dọc tuyến đường Bắc Nam, cứ đến mỗi tỉnh, chúng ta dễ dàng nhận thấy đều có những tượng đài dân tộc na ná nhau. Và tượng nào nhìn cũng mang tính “động”, không gồng cơ bắp lên thì cũng cầm vũ khí, chứ không phải mô tả sự sống động của con người, thần khí bên trong.

Thừa tượng đài, thiếu tượng nghệ thuật

Lịch sử đất nước gắn liền với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Việc dựng tượng đài để ghi tạc công ơn những anh hùng, liệt sĩ, lãnh tụ là điều phải làm để giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, hiểu lịch sử, tự hào về truyền thống dân tộc, song cuộc sống có muôn vàn cái hay, vậy mà thật khó tìm ra những tượng nghệ thuật tô đẹp cảnh quan, tô đẹp kiến trúc, tô đẹp cuộc sống ở nhiều địa phương! “Đúng là rất ít loại tượng diễn đạt sinh hoạt đời thường của người dân. Theo trào lưu chung của khu vực và thế giới, rồi ta cũng sẽ có những loại tượng này” - ĐKG Võ Công Chiến tin vào sự phát triển tất yếu của ngành điêu khắc.

 

Vườn tượng tại Công viên Tao Đàn cũng là vườn tượng công cộng duy nhất ở TP HCM
Vườn tượng tại Công viên Tao Đàn cũng là vườn tượng công cộng duy nhất ở TP HCM

 

Theo ĐKG Bùi Hải Sơn, tượng đài chỉ là một phần của hệ thống tượng ngoài trời. Ở nhiều nước, tượng đài được quy hoạch có giới hạn, chiếm số lượng nhất định, phần nhiều là tượng mang thông điệp đời thường phục vụ trực tiếp cho đời sống của người dân ở đô thị, không cần ý nghĩa to tát nhưng làm cho người dân khi nhìn vào sẽ thấy thoải mái tinh thần. “Khi mà hệ thống tượng đó được vận hành thì hoạt động điêu khắc ở nước ta sẽ rôm rả, sự cạnh tranh diễn ra ĐKG sẽ có trách nhiệm với nghề hơn, vì tác phẩm đặt ở nơi công cộng, có tính chất lâu dài”.

Quy hoạch đô thị bỏ quên điêu khắc

Họa sĩ Phạm Bình Chương từng chia sẻ trăn trở của mình về điêu khắc nghệ thuật ngoài trời. Họa sĩ cho rằng cái mà điêu khắc hơn hội họa chính là sự hòa nhập với công chúng và tính bền vững của nó. Nếu muốn xem tranh, bạn phải vào bảo tàng hay triển lãm. Còn muốn xem tượng thì dễ vì chúng ở ngay ngoài trời, nơi bạn hay qua lại. Khi tới một đất nước, cái mà ta cảm nhận đầu tiên về nghệ thuật chính là điêu khắc. Điêu khắc tác động vào giác quan một cách tự nhiên, không áp đặt, ngấm dần vào trí óc con người và tăng khả năng quan sát, phân tích về khối hình. Do đó, ý thức thẩm mỹ được tăng lên. Và còn một tác dụng hết sức quan trọng của điêu khắc ngoài trời tác động đến cộng đồng, đó là ý thức trân trọng nghệ thuật. Nếu một bức tượng nghệ thuật dễ hiểu, nó sẽ làm cho người ta cảm thấy thú vị. Nếu đó là một bức tượng khó hiểu, thì người xem sẽ tìm cách hiểu hay đơn giản là nhận xét: đó là nghệ thuật cao siêu và nó cần cho cuộc sống, thế cũng là quá đủ.

 

Tượng điêu khắc tại tòa nhà President Place nằm trong khuôn viên của tòa cao ốc
Tượng điêu khắc tại tòa nhà President Place nằm trong khuôn viên của tòa cao ốc

 

Vì chỉ chăm chăm đầu tư cho tượng đài nên những tượng điêu khắc khác gắn với đời sống cộng đồng rất hiếm hoi. Tượng nằm trong quy hoạch khu đô thị, khu dân cư, công viên, các cao ốc càng không có. Nguyên nhân cũng bởi hành lang pháp lý chưa quy định các nhà đầu tư phải có tác phẩm điêu khắc trong một công trình cao ốc, khu dân cư. Không bị ràng buộc về pháp lý nào nên mọi thứ đều tùy thuộc vào nhà đầu tư. Và như vậy dẫn đến việc mạnh ai nấy làm.

Một ví dụ hiếm hoi cho sự quy hoạch hài hòa giữa kiến trúc và điêu khắc là tòa nhà President Place (Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Theo đó, chủ đầu tư đã lên kế hoạch trong bản thiết kế tòa nhà, ngay tại vị trí đó sẽ có tượng điêu khắc, khác với một số tượng điêu khắc hiện nay, bị “ép” đặt khi công trình đã xây xong, nên dù là tượng quan trọng song không thu hút công chúng. “Để có những tượng điêu khắc phục vụ cho cộng đồng, nhà nước cần có sự ưu đãi hay khuyến khích cho ngành điêu khắc trong nước, cũng như cần có quy định về chi phí cho điêu khắc tại các công trình, quy định về pháp luật để ràng buộc chủ đầu tư” - ĐKG Bùi Hải Sơn đặt vấn đề.

ĐKG Đào Châu Hải nói: “Hiện tại, điêu khắc cộng đồng ở Việt Nam chưa đi vào đời sống đích thực. Quy hoạch đô thị, các trung tâm văn hóa, quy hoạch khu dân sinh, vườn hoa, đường phố, trường học vẫn thiếu vắng sự hiện diện, tham gia của ngôn ngữ điêu khắc. Đây là một thực trạng mà có lẽ chỉ giải quyết được khi bộ máy và hệ thống quản lý văn hóa vĩ mô thực sự tham gia một cách chủ động, tích cực”.

Khi mà tượng điêu khắc chưa được đem ra ngoài công cộng nhiều, điều ấy cũng đồng nghĩa với việc điêu khắc chưa đến được với công chúng. Đây không còn là vấn đề mới, song nhiều năm qua, sự thay đổi diễn ra rất chậm chạp. Và khi nào quan điểm về tượng điêu khắc không còn hiểu là tượng đài mà còn bao gồm tượng nghệ thuật thì lúc ấy sự xuất hiện của nó ở nơi công cộng hay trong một cao ốc như là chuyện phải có.

 

Tín hiệu vui

ĐKG Thái Nhật Minh cho biết tại Hà Nội, hiện đã có nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến việc đưa điêu khắc vào trong tổ hợp dự án về nhà ở, công trình. Tiêu biểu là khu resort Flamingo - Đại Lải, Vĩnh Phúc, chương trình sẽ được khởi động vào đầu tháng 10-2015 với cách thức tổ chức rất chuyên nghiệp. “Khi mà, cảnh quan, không gian, kiến trúc được ổn định, bắt đầu đòi hỏi phải có sự xuất hiện của điêu khắc để không gian ấy hoàn thiện hơn, đó là một tín hiệu rất vui”.

 

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo