xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lăn lóc trong nhà kho

Bài và ảnh: Tiểu Quyên

Các nghệ sĩ điêu khắc lặng lẽ sáng tạo, tự tạo môi trường sáng tác bằng những triển lãm điêu khắc trong nhà, ngoài trời... Thế nhưng, nhiều năm qua, những tác phẩm nghệ thuật tâm huyết của họ cũng chỉ có thể đến với công chúng trong khuôn khổ hẹp, thời gian có hạn, ở các triển lãm rồi rơi vào lãng quên, khi mà các đô thị lớn như TPHCM vẫn chưa có những không gian trưng bày cho điêu khắc.

Trong phòng khách và khuôn viên ngôi nhà riêng của điêu khắc gia Hoàng Tường Minh có rất nhiều tác phẩm điêu khắc anh đã sáng tác trong nhiều năm qua, có cả các tác phẩm đoạt giải thưởng Hội Mỹ thuật. Anh nói sẽ dành không gian để trưng bày các tác phẩm của mình... cho chính mình.

 
Tuy nhiên, không phải điêu khắc gia nào cũng có không gian trong nhà hay sân vườn đủ rộng để có thể trưng bày những tác phẩm có kích thước lớn.
img
Sau triển lãm, các điêu khắc gia chỉ còn cách “ôm tượng về nhà”. Trong ảnh: Nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh
với khuôn viên hẹp dành cho các tác phẩm điêu khắc đặt trong nhà
 
“Cho để nhờ là mừng  rồi”
 
Trả lời câu hỏi những tác phẩm điêu khắc đi đâu, về đâu sau những cuộc triển lãm, họa sĩ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM, cho biết: “Tác phẩm của ai thì tự ôm về nhà nấy, những tác phẩm có kích thước lớn thì đặt tạm ở các kho, xưởng. Đau lòng nhất là rất nhiều tác phẩm bị phơi mưa, phơi nắng và không hề được sử dụng lại”.
 
Lắm khi, các tác phẩm bị “tập trung” vào khu đất trống của xưởng hoặc đem “ký gửi” ở một vài công trình công cộng mà theo một nghệ sĩ thì “cho để nhờ là mừng rồi”.
 
Nhà điêu khắc cứ lặng lẽ sáng tác, kinh phí cho một bức tượng nhỏ đã lên đến hàng chục triệu đồng nhưng chỉ có giá trị là “tác phẩm ra mắt”. Nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh chia sẻ: “Anh em đam mê nghề thì cứ sáng tác vậy thôi, chứ chẳng hy vọng gì bán được tác phẩm”.
 
Hiếm hoi lắm mới có được nơi trưng bày các tác phẩm điêu khắc ngoài trời một cách trân trọng như khu du lịch Bình Quới và Văn Thánh tại TPHCM nhưng số tác phẩm trưng bày ở đây cũng chỉ một phần nhỏ so với hàng trăm tác phẩm điêu khắc đang trong tình trạng “bơ vơ”.
 
Tại Công viên văn hóa Tao Đàn, các tác phẩm điêu khắc cỡ lớn bị quy tập trong không gian hẹp một thời gian dài, không được bảo quản tốt nên nhiều tác phẩm đã bị hư hỏng. Đây cũng là  nỗi bức xúc của các nhà điêu khắc trong thời gian qua, khi các tác phẩm của họ đã không được trưng bày đúng với mục đích ban đầu.
 
Thiếu không gian cho điêu khắc
 
Không có nhiều triển lãm điêu khắc tại TPHCM cũng là điều dễ hiểu khi các triển lãm đều do những nhà điêu khắc tự thân đứng ra vận động tổ chức. Triển lãm điêu khắc ngoài trời để lại ấn tượng nhất từ nhiều năm nay là triển lãm Đời sống tinh thần của người Sài Gòn (tổ chức tại Công viên Bách Tùng Diệp, Q.1-TPHCM, cuối năm 2007).
 
Đó cũng  là một triển lãm về điêu khắc hiếm hoi thu hút đông công chúng đến thưởng lãm – khi các nhà điêu khắc đã mạnh dạn đưa tác phẩm ra ngoài trời thay vì chỉ trưng bày tác phẩm trong trụ sở Hội Mỹ thuật TPHCM hoặc Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM.
 
Nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn chia sẻ: “Anh em điêu khắc luôn cố gắng hết sức để tổ chức các triển lãm có chất lượng nghệ thuật, đưa điêu khắc đến gần hơn với công chúng.
 
Thời điểm tổ chức triển lãm tác phẩm điêu khắc ở Công viên Bách Tùng Diệp, chúng tôi đã nhận ra rằng công chúng của điêu khắc có đủ các tầng lớp, từ người trí thức đến những người bình dân; từ người già cho đến học sinh, sinh viên... họ tiếp cận và có những cảm thụ đáng trân trọng về các tác phẩm điêu khắc.
 
Rõ ràng, công chúng thực sự quan tâm đến các tác phẩm điêu khắc nhưng vẫn phải nói rằng cho đến nay, loại hình nghệ thuật này còn quá hiếm hoi trong không gian sống của cư dân TP”.
 
Nhà điêu khắc Hoàng Tường Minh thẳng thắn bày tỏ: “Chúng tôi không muốn nhắc đi, nhắc lại rằng cần phải có một không gian sống cho điêu khắc ngoài trời, một vấn đề mà bao lâu nay chúng ta đã bàn đến nhưng vẫn chưa có câu trả lời!
 
Ở nhiều nước trên thế giới, trong các đô thị lớn, chính quyền luôn quy hoạch vị trí trang trọng cho các tác phẩm điêu khắc ngoài trời, còn tại Việt Nam thì điêu khắc chỉ có thể đến được với công chúng qua những lần triển lãm rồi cất kho...”.
 

Chưa được lưu tâm

 
Đã từng có những hội thảo về điêu khắc ngoài trời nhưng rồi vẫn không đi đến đâu. Nhà điêu khắc Bùi Hải Sơn trăn trở: “Có một khoảng trống về nhận thức đối với điêu khắc ngoài trời. TPHCM còn thiếu những công trình nghệ thuật công cộng hòa nhịp với cảnh quan và không gian kiến trúc nhưng đến nay vẫn chưa có quy hoạch cụ thể về tượng đài, tượng lịch sử, tượng công viên... trong TP nên việc phát triển điêu khắc ngoài trời vẫn chưa có lối ra”.
 
Họa sĩ Uyên Huy cho biết: “Chúng tôi đã lên tiếng về chuyện đô thị đang thiếu trầm trọng không gian riêng đúng nghĩa cho điêu khắc nhưng vấn đề này cũng chưa được lưu tâm. Điêu khắc ngoài trời bao nhiêu năm qua vẫn bị lãng quên ”.
 
Kỳ tới: Kiếm sống theo đơn hàng
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo